Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Phó
Thứ sáu, 21/10/2022 - 06:35
(Thanh tra)- Tuy diện tích rừng không bằng các tỉnh khác ở Tây Nguyên, nhưng với Kon Tum, rừng đóng vai trò khá quan trọng trong cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên… Do vậy, bên cạnh công tác trồng rừng mới việc giữ rừng là nhiệm vụ hàng đầu và lâu dài của các địa phương trong tỉnh.
Kiểm lâm huyện Kon Plông tịch thu gỗ rừng bị chặt hạ trái phép. Ảnh: N.P
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, hơn 9 tháng đầu năm nay, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tổ chức tuần tra, truy quét 517 đợt, với 2.894 lượt người tham gia. Kết quả đã phát hiện 12 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, với diện tích 1,8ha rừng bị chặt phá và 164,5m3 gỗ bị triệt hạ trái phép.
Trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 điểm nóng về khai thác rừng trái phép tại khoảnh 11, 13, tiểu khu 486, lâm phần thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) quản lý.
Tổng số vụ vi phạm lâm luật là 109 vụ (35 vụ các năm trước chuyển sang), khối lượng gỗ vi phạm hơn 392m3, diện tích rừng bị thiệt hại gần 32ha. So với cùng kỳ năm trước, diện tích rừng thiệt hại giảm 24,1ha, số vụ vi phạm giảm 93 vụ nhưng khối lượng gỗ vi phạm tăng 34,4m3.
Nguyên nhân khối lượng gỗ vi phạm tăng, chủ yếu là hành vi khai thác rừng trái phép trên lâm phần của các đơn vị chủ rừng như: Cty Lâm nghiệp Ia H’ Drai xảy ra 1 vụ với khối lượng 69,5m3, Cty Lâm nghiệp Sa Thầy 2 vụ với 147m3 gỗ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei xảy ra 2 vụ với 30m3 gỗ vi phạm.
Kết quả đã xử lý 83 vụ, trong đó xử lý hành chính 53 vụ, xử lý hình sự 16 vụ và xử lý khác 14 vụ.
Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là hơn 1,4 tỷ đồng, bán lâm sản, phương tiện vi phạm sung công quỹ Nhà nước hơn 101 triệu đồng.
Đáng chú ý là, các điểm nóng về phá rừng trên địa bàn tỉnh đã được xoá bỏ, các vụ vi phạm được phát hiện kịp thời và xử lý dứt diểm. Tuy nhiên, diện tích rừng của một số hộ gia đình được Nhà nước giao vẫn để xảy ra phá rừng, khai thác gỗ trái phép; nhất là tại các huyện Sa Thầy, Đăk Glei, Kon PLông, Tu Mơ Rông, Đăk Tô.
Ngoài việc một số chủ rừng chưa làm hết vai trò trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), còn có thực trạng đời sống một bộ phận nhân dân ở gần khu vực rừng là hộ nghèo, người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy nên vi phạm về đất rừng và gỗ rừng để mưu sinh.
Từ đó, gây áp lực cho lực lượng QLBVR và chính quyền địa phương, trong khi lực lượng chuyên trách còn mỏng, thiếu phương tiện, địa bàn phức tạp, lâm tặc manh động chống đối…. rất gian nan trong việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Để giúp việc cho Ban Chỉ đạo công tác QLBVR tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) và phát triển dược liệu sau Tết Nhâm Dần 2022. Kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã (ĐVHD), các chợ, nhà hàng, quán ăn có kinh doanh ĐVHD và các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum tổ chức đoàn công tác sang tỉnh Attapư và tỉnh Se Kông của nước bạn Lào để phối hợp ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, buôn bán lâm sản, ĐVHD trái phép tại khu vực biên giới Việt - Lào.
Hàng tháng, Tổ Công tác 74 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng và triển hai kế hoạch chuyên đề thực hiện kiểm tra đột xuất các điểm nóng, ngăn chặn và xử lý nhanh các hành vi vi phạm về rừng.
Tham mưu ngăn chặn tình trạng nuôi, nhốt, săn bắt, buôn bán, tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật. Phối hợp với Tổ chức FFI xúc tiến Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học tại huyện Kon Plông.
Hạt Kiểm lâm các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn UBND các xã, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình triển khai thực hiện phương án PCCCR; nhất là trong mùa khô. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.
Thực hiện trồng rừng theo kế hoạch năm 2022, Kon Tum đã trồng mới gần 4.688ha, đạt 104,1%; trồng cây phân tán 941.614 cây, đạt 156,4% kế hoạch năm. Các chủ rừng đã khoán bảo vệ 79.301ha rừng, chăm sóc 1.739ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 1.467,5ha…
Để công tác QLBVR ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả cao hơn, lực lượng chức năng ở Kon Tum tăng cường công tác trinh sát, nắm bắt thông tin, rà soát xác định và xử lý triệt để các điểm nóng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Thường xuyên tuần tra, truy quét đột xuất để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm, không để tồn đọng nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; đồng thời nâng cao tính răn đe trong cộng đồng xã hội.
Kon Tum cũng sẽ đăng cai tổ chức hội nghị phối hợp QLBVR vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh: Kon Tum - Quảng Nam - Quảng Ngãi để tăng cường phối hợp xử lý nạn lâm tặc lợi dụng tàn phá rừng giáp ranh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định, sẽ kiên quyết xử lý, không để tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài; không thỏa hiệp với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường…
Hải Hà
21:28 20/11/2024Hoàng Nam
20:46 20/11/2024Uyên Phương
11:48 20/11/2024Hương Trà
14:31 19/11/2024Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu