Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 03/06/2025 - 20:44
(Thanh tra) - Đó là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy gửi tới từng người dân, từng doanh nghiệp, từng cấp chính quyền nhân Ngày Môi trường thế giới (5/6). Trong đó nhấn mạnh rằng: Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau bước vào một hành trình mới, hành trình cải tạo lại môi trường sống khỏi vấn đề ô nhiễm nhựa.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy. Ảnh: KT
Ngày Môi trường thế giới năm 2025 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa”, nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay.
Đây là lần thứ hai trong vòng 3 năm trở lại đây, Ngày Môi trường thế giới chọn chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa" để tái khẳng định cam kết sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao khả năng thích ứng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Theo Bộ trưởng, Liên Hiệp quốc đã chỉ ra rằng, mỗi năm, thế giới thải ra hàng trăm triệu tấn nhựa. Rất nhiều trong số đó không bao giờ biến mất, mà chỉ len lỏi vào đất, nước, không khí và cả cơ thể chúng ta. Việt Nam, với đường bờ biển dài, sản xuất tiêu dùng tăng trưởng nhanh cũng đang chịu sức ép không nhỏ từ loại chất thải này.
Vậy đâu là giải pháp để tìm ra những hướng đi mới chống ô nhiễm nhựa?
Bộ trưởng cho biết, từ năm 2020, với Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam đã chọn cho mình một cách đi mới. Không còn chỉ là thu gom, xử lý bằng những giải pháp lạc hậu, cách làm mệt mỏi và tốn kém mà là chủ động phòng ngừa, tái sử dụng, tái chế và thiết kế sinh thái ngay từ đầu.
Một trong những điểm nhấn của bước ngoặt này chính là cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Doanh nghiệp giờ đây không chỉ làm ra sản phẩm mà họ còn phải có trách nhiệm đến cùng với những gì mình tạo ra.
Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, sự chuyển hướng này không đơn giản, nhưng nó đáng giá. Bởi chỉ khi sản phẩm được thiết kế để không trở thành rác, khi vòng đời của vật liệu được kéo dài bằng tái chế, và khi hành vi tiêu dùng được điều chỉnh bằng chính sách, chúng ta mới có thể thực sự xoay chuyển cục diện.
Và điều đáng mừng là, những thay đổi ấy đang bắt đầu hiện hữu tại nhiều doanh nghiệp, địa phương và một số cộng đồng. Nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh đã triển khai hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn, “chợ dân sinh xanh”, và các khu đô thị không rác thải nhựa. Các doanh nghiệp đã bước đầu nghiên cứu, áp dụng vật liệu sinh học và bao bì tái chế, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn.
Tại Quảng Ninh, chương trình “Vịnh Hạ Long không rác thải nhựa” và “Cô Tô không nhựa” đã ghi dấu ấn với việc thay thế hơn 98% phao xốp một loại rác nguy hiểm trên biển bằng phao nhựa HDPE thân thiện hơn. Những hành động như vậy, dù ở cấp địa phương, lại có sức lan tỏa rất lớn.
Nhưng cũng từ những câu chuyện ấy, ta thấy rõ một điều: Không ai có thể đơn độc trong hành trình này. Nhà nước không thể làm thay nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất nhựa dùng một lần không kiểm soát. Doanh nghiệp không thể đứng vững nếu người tiêu dùng không lựa chọn xanh. Người dân không thể thay đổi nếu không được tiếp cận thông tin, hỗ trợ từ chính quyền và tự thay đổi các ứng xử với nhựa sử dụng một lần. Mỗi mắt xích phải vận hành, cỗ máy chung mới chuyển động.
Cuộc chiến chống rác thải nhựa không phải những hoạt động, phong trào, chương trình trong một sớm một chiều. Đó là một hành trình dài hơi, hành trình kiến tạo một nền văn hóa tiêu dùng có trách nhiệm, một mô hình sản xuất bền vững, và một hệ sinh thái chính sách biết lắng nghe, điều chỉnh và thích nghi.
Nếu hôm nay, có thể lựa chọn, thì hãy lựa chọn cách ứng xử mạnh mẽ với nhựa sử dụng một lần. Nếu có thể thay đổi một thói quen như mang theo túi vải khi đi chợ, nói không với ống hút nhựa, thì hãy làm ngay.
Nếu là doanh nghiệp, hãy nghĩ về một dòng sản phẩm mới, nơi “xanh” không chỉ là màu sắc mà là cam kết. Bởi tương lai không tự nhiên mà có, tương lai là thứ được tạo nên từ từng hành động nhỏ hôm nay.
Người đứng đầu ngành Nông nghiệp và Môi trường gửi tới thông điệp rằng: Chống ô nhiễm nhựa phải là hành động đồng bộ, là sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng quốc tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ môi trường sống, gìn giữ hành tinh xanh cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
“Chúng ta hãy cùng nhau, bắt đầu từ những điều giản dị nhất, vì một Việt Nam không rác thải nhựa. Vì những dòng sông trong xanh, những bãi biển không còn chai lọ trôi dạt, và vì thế hệ mai sau có thể tự hào nói rằng, ngày hôm nay chúng ta đã gìn giữ cho hành tinh xanh và sạch hơn”, Bộ trưởng kêu gọi.
Hưởng ứng lời kêu gọi của người đứng đầu ngành Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương đồng loạt ra quân tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả.
Người dân chung tay nhặt rác hưởng ứng vì môi trường không rác nhựa. Ảnh: IT
Tại Tây Ninh, tổ chức Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 gắn với chiến dịch toàn quốc “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa - Lan toả lối sống xanh” từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6, huy động toàn xã hội tham gia các hoạt động thiết thực, đa dạng và lan tỏa sâu rộng.
Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức đợt tổng vệ sinh môi trường quy mô lớn trên toàn huyện, thu gom rác thải tại các khu dân cư, cơ quan, trường học và điểm công cộng. Phong trào đã thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người dân, cán bộ và học sinh.
TP Lạng Sơn tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng Hành động vì môi trường năm 2025. Một trong những hoạt động nổi bật trong khuôn khổ lễ phát động chính là ngày hội “Đổi rác thải nhựa, phân loại rác lấy quà” và hội thi “Tái chế rác thải nhựa”. Các hoạt động này đã thu hút đông đảo học sinh và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tham gia hưởng ứng.
Tại hội thi “Tái chế rác thải nhựa”, nhờ sự sáng tạo và tâm huyết, học sinh các khối lớp từ mầm non đến trung học cơ sở trên địa bàn TP Lạng Sơn đã “hồi sinh” các vật liệu đã qua sử dụng như: Vỏ chai, ống hút, túi nilon, hộp xốp, bìa, giấy, vải,... thành những mô hình, sản phẩm có ích, những bộ trang phục rất bắt mắt, thân thiện với môi trường.
Hướng đến Ngày Môi trường thế giới (5/6), TP Cần Thơ triển khai loạt hoạt động: Đổi rác lấy quà, trồng cây xanh, thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật…
Tại Đà Nẵng hơn 600 đoàn viên, hội viên hội phụ nữ, lực lượng vũ trang tham gia dọn rác, làm sạch bãi biển. Các hoạt động phân loại rác, "Đổi rác lấy quà", thu đổi rác tái chế, túi ni lông khó phân hủy; dọn vệ sinh và làm sạch bãi biển dọc theo đường Nguyễn Tất Thành; thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính thức được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt vào tháng 3/2023, Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022–2025, định hướng đến năm 2030” đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong tư duy quản trị và cách thức khai thác tài nguyên tại địa phương. Dù còn nhiều thách thức, song những kết quả bước đầu đã định hình nền móng quan trọng, mở đường cho hành trình phát triển hài hòa, bền vững trên huyện đảo giàu tiềm năng này.
Chu Tuấn
(Thanh tra) - Tối ngày 13/6, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia cho biết, bão số 01 tiếp tục mạnh thêm, cường độ có thể lên tới cấp 12 trong chiều tối và đêm nay, ngay trên vịnh Bắc Bộ, hướng di chuyển cũng vào sâu trong Vịnh hơn nên cảnh báo nguy cơ cao xuất hiện gió giật mạnh ở vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định trong đêm nay và ngày mai (14/6).
Thái Hải
Minh Tân
Trần Quý
Chinh Bình
Minh Tân
Trần Quý
Trần Quý
Chính Bình
Minh Nguyệt
T. Minh
Chính Bình
Trần Kiên
Minh Nguyệt
Trần Kiên
Minh Nguyệt
Văn Thanh