Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ hai, 12/05/2025 - 12:31
(Thanh tra) - Bước vào giai đoạn phát triển mới, tỉnh Yên Bái đứng trước cơ hội lịch sử để vươn mình, khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế – xã hội cả nước. Tuy nhiên, lãng phí nguồn lực đang là “điểm nghẽn” cản trở tốc độ và chất lượng phát triển. Chính vì vậy, “ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí” không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là chìa khóa để Yên Bái tận dụng tối đa tiềm năng, đưa tỉnh nhà vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.
Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí (25/2/2025). Ảnh: Tiến Lập
Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các nội dung trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nhiều giải pháp quyết liệt đã được triển khai như: Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính lồng ghép với cải cách tổ chức bộ máy. Kiểm soát chi tiêu công, kiên quyết tiết kiệm các khoản chi thường xuyên. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khơi dậy vai trò giám sát của cộng đồng dân cư…
Nhờ vậy, công tác phòng, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực của Nhà nước.
Ngày 22/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 806 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035. Trên cơ sở đó, ngày 9/5/2025, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 972 về chương trình thực hiện chiến lược quốc gia này trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chung là ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, khơi dậy sức dân, đưa Yên Bái bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, thịnh vượng.
Mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm: Khắc phục bất cập trong chính sách, tăng cường thực thi pháp luật tại các lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực; sắp xếp, cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết. Đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra; xử lý dứt điểm các vụ việc lãng phí nghiêm trọng, có tính răn đe cao. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành thói quen, tự giác của mọi tổ chức, cá nhân.
Để hiện thực hóa mục tiêu, chương trình đề xuất một số giải pháp trọng tâm: Sửa đổi, bổ sung quy định về nhận diện và xử lý hành vi lãng phí trong từng lĩnh vực. Rà soát dự án kéo dài gây lãng phí, đề xuất cơ chế xử lý kịp thời để đưa dự án vào khai thác hiệu quả.
Song song đó, xây dựng nền tảng chia sẻ dữ liệu liên thông giữa các cơ quan; minh bạch hóa thông tin, giảm thất thoát nguồn lực. Ứng dụng công nghệ trong giám sát tiến độ, quản lý đầu tư công, tài sản công, ngân sách.
Thực hiện nghiêm Nghị quyết về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm, chú trọng kỹ năng quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Siết chặt kỷ luật, xử lý nghiêm khi có sai phạm, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn trách nhiệm người đứng đầu trong phân bổ, giải ngân ngân sách. Kiểm soát triệt để các khoản chi thường xuyên, mua sắm công tập trung, công tác hội nghị, đi công tác. Rà soát, xử lý tài sản công không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, thanh lý.
Phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra, kiểm toán với các tổ chức chính trị – xã hội và báo chí. Triển khai thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn lãng phí tại cơ sở.
Phát động các cuộc thi, phong trào thi đua “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình; nhân rộng mô hình hiệu quả. Lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm, chống lãng phí trong nhà trường, cộng đồng dân cư.
Lộ trình giai đoạn 2025–2030 sẽ tổ chức triển khai đồng bộ quy định pháp luật, hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch giai đoạn 2025–2030, sơ kết vào năm 2030.
Giai đoạn 2031–2035 sẽ phát huy kết quả giai đoạn I, xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2031–2035, tổng kết chương trình vào năm 2036.
Ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí không chỉ là nhiệm vụ của riêng cơ quan tài chính, thanh tra, kiểm toán mà đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Khi mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Yên Bái đều tự giác thực hành tiết kiệm, nâng cao trách nhiệm với từng đồng tiền của Nhà nước, lãng phí sẽ bị triệt tiêu từ gốc. Đó chính là chìa khóa để Yên Bái vững bước vào kỷ nguyên phát triển mới – kỷ nguyên vươn mình, thịnh vượng và bền vững.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 19/6, trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chương trình gặp mặt, tọa đàm với chủ đề “Báo chí Phú Thọ trong kỷ nguyên số”.
Nam Dũng
(Thanh tra) - Chiều 19/6, tỉnh Nghệ An trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), 40 năm thành lập Hội Nhà báo Nghệ An và trao Giải Báo chí Nghệ An năm 2024.
Văn Thanh
Nam Dũng
Đông Hà
TS Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Trần Quý
Thiên Bình
Thiên Bình
Hương Giang
Trần Quý
Đông Hà
Trần Lê
T. Minh
Hương Giang
Bùi Bình
Thu Hằng