Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiên Giang tập trung 3 nhóm giải pháp cải thiện chỉ số PCI

Thứ hai, 08/08/2022 - 19:07

(Thanh tra) - Tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các giải pháp, nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để trở lại nhóm các tỉnh, thành có thứ hạng khá của cả nước trong năm 2022.

Ảnh: Internet

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang, tỉnh tập trung giải quyết tốt 3 nhóm vấn đề, gồm: Cải cách hành chính, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình, hướng tới mục tiêu chỉ số PCI năm 2022 của tỉnh phải tăng điểm, tăng hạng, phấn đấu đạt từ 65 điểm trở lên và trở lại nhóm các tỉnh, thành có thứ hạng khá của cả nước. Qua đó, làm tiền đề để tiếp tục phấn đấu lên nhóm các tỉnh, thành phố có thứ hạng cao của cả nước trong giai đoạn đến năm 2025.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang Trần Ngọc Tính cho biết, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng có liên quan và huyện, thành phố tập trung thực hiện hiệu quả kế hoạch của tỉnh về cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, tăng cường phối hợp để tạo sự đồng bộ trong tổ chức triển khai thực hiện việc cải thiện, nâng cao chỉ số PCI và chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX).

Các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa đối với các chỉ số tăng điểm, tăng hạng, đồng thời khắc phục, nâng cao các chỉ số có điểm số và thứ hạng còn thấp của năm 2021.

Tiếp đến, tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với sở, ngành chức năng có liên quan thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chỉ số PCI để nâng cao hơn nữa nhận thức trong quá trình tố chức thực hiện vấn đề này đối với cán bộ, công chức và doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, tăng cường thực hiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, kết quả trong việc điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được.

Tỉnh cũng triển khai hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng trong cải cách hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.

Đặc biệt, thực hiện vấn đề này để tránh tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, góp phần cải thiện, nâng chỉ số PCI và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cùng đó, tỉnh đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các hiệp hội rà soát, kiện toàn tổ chức và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, doanh nhân có uy tín tham gia vào hiệp hội để phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ngành và địa phương trong việc phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và phối hợp trong việc tuyên truyền về chỉ số PCI để các doanh nghiệp hiểu và đánh giá đúng trong quá trình tham gia khảo sát.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang Trần Ngọc Tính chia sẻ, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân là bộ phận quan trọng của xã hội, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kiên Giang luôn đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng. 7 tháng năm 2022, tỉnh có 1.096 doanh nghiệp đăng ký mới, với tổng vốn đăng ký 14.752 tỷ đồng, lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 11.762 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng vốn đăng ký 192.457 tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, đóng góp ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Tỉnh tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính để nâng cao chỉ số PCI đạt thứ hạng khá trong năm 2022, phấn đấu lên nhóm các tỉnh, thành phố có thứ hạng cao của cả nước trong giai đoạn đến năm 2025.

Năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, tỉnh Kiên Giang thực hiện "mục tiêu kép" theo chỉ đạo của Chính phủ, xây dựng các kịch bản thích ứng, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế.

Cụ thể là thực hiện thí điểm mở cửa đón khách du lịch, kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp phòng, chống dịch bệnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất duy trì sản xuất kinh doanh… góp phần đưa tỉnh vào nhóm các tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng kinh tế dương năm 2021.

Tuy nhiên, kết quả xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh đạt thứ hạng thấp là vấn đề bất cập, cần tìm ra nguyên nhân, tập trung giải pháp cải thiện, nâng cao.

Năm 2021, chỉ số PCI của tỉnh xếp thứ hạng 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 13/13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân do tình hình dịch COVID-19 trong năm 2021 diễn biến rất phức tạp, thời gian giãn cách xã hội kéo dài gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Mặt khác, việc đánh giá của các doanh nghiệp trong quá trình tham gia khảo sát có lúc, có lĩnh vực chưa phản ánh đúng thực tế theo số liệu chính thức của cơ quan Nhà nước. Cụ thể như chỉ số thành phần về số ngày thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chỉ số về tính minh bạch lĩnh vực thuế...

Một số sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt, thậm chí còn xem nhẹ việc thực hiện nhiệm vụ cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, nhất là những sở, ngành được giao chủ trì các chỉ số chiếm trọng số lớn, có điểm số giảm và nhiều chỉ số thành phần bị xếp hạng thấp.

Bên cạnh đó, tuyên truyền phổ biến về chỉ số PCI, quảng bá hình ảnh, kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh hiệu quả chưa cao, nhất là đối với truyền thông ở Trung ương. Việc phối hợp trong thực hiện cải thiện, nâng cao chỉ số PARINDEX còn chưa tốt đã ảnh hưởng đến kết quả của chỉ số PCI và ngược lại.

Tỉnh chưa thành lập được Trung tâm xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp để làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nên các chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa cải thiện được nhiều.

Cùng với đó, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân chưa phát huy hết vai trò là cầu nối giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp, phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan chưa thường xuyên trong việc phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời cùng nhau tháo gỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh./.

Lê Huy Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Đảm bảo 100% hộ dân bị thiệt hại do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán

Yên Bái: Đảm bảo 100% hộ dân bị thiệt hại do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán

(Thanh tra) - Chiều 20/11, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố để đánh giá tình hình phân bổ và giải ngân kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3, đồng thời dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ từ Mặt trận Tổ quốc. Hội nghị do ông Trần Huy Tuấn, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở, ngành và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Bùi Bình

21:53 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm