Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Yếu thế sân nhà

Chủ nhật, 13/03/2011 - 16:18

(Thanh tra) - Trong phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang gây khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bằng sự chuyên nghiệp và nguồn lực tài chính to lớn. Sáng 08/3/2011, đại diện các doanh nghiệp bán lẻ lớn trong nước đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn này với lãnh đạo Bộ Công Thương.

Siêu thị Lotte Mart, Q7

Mặc dù mở cửa thị trường bán lẻ một cách “từ từ” theo cam kết gia nhập WTO nhưng đến nay, Metro hiện đã có 15 điểm bán lẻ tại Việt Nam. Tương tự, BigC có tới 11 điểm, Parkson được cấp phép 4 điểm, Lotte có 2 điểm tại TP. Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, có một số nhà bán lẻ nước ngoài đã thu hẹp phạm vi kinh doanh tại Việt Nam như một nhà bán lẻ Singapore lúc đầu mua lại 7 điểm của Citimart nhưng hiện nay chỉ còn lại 3 điểm. Chuỗi siêu thị của Unimart trước có 1 điểm, giờ đã nhượng lại cho Hapro…

 “Trong kinh doanh, vị trí đóng vai trò quan trọng” ông Phạm Đình Đoàn Chủ tịch HĐQT - TGĐ Công ty CP Tập đoàn Phú Thái nhấn mạnh. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều địa phương đang “trải thảm đỏ” với các doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Những địa điểm nào đẹp DN nước ngoài đều được ưu ái nên DN trong nước khó có thể phát triển. Đồng tình với nhận định này, đại diện Hapro cho biết: “Các DN trong nước muốn tập trung vào hạ tầng bán lẻ nhưng vướng nhất hiện nay vẫn là đất đai. Đến địa phương nào cũng phải chấp nhận thuê lại những phần đất thừa còn lại của các DN tư nhân, mà đất này đã được cấp để xây các khu đô thị”.

Có một thực tế là  trong nước so với các DN nước ngoài yếu hơn về tiềm lực tài chính nên khó chiếm được vị trí đẹp. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân khách quan từ việc cấp phép đầu tư được phân cấp về các tỉnh. Bởi vậy, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đề nghị: “Cần chuyển vai trò cấp phép đầu tư bán lẻ cho Sở Công Thương các tỉnh. Đồng thời, rà soát lại các dự án bán lẻ đã được cấp phép tại các địa phương để đảm bảo việc đầu tư khai thác hiệu quả”.

Bên cạnh khó khăn về mặt bằng, các DN bán lẻ còn gặp nhiều vướng mắc trong các hoạt động khác. Ví dụ, trình độ nhân lực, tiền lương, cạnh tranh về giá…

Bà Vũ Thị Hậu - Phó TGĐ.  Hệ thống siêu thị Fivimart cho hay: “Nhân sự là vấn đề nổi cộm. Gần như Fivimart là cái nôi đào tạo nhân lực cho các hệ thống khác. Fivimart có hơn 1.000 nhân viên, nếu chỉ cần tăng lương 100.000 đồng / người /  tháng thì mỗi tháng, quỹ lương đội thêm 100 triệu đồng. DN không biết lấy gì để bù”. Nhưng sau khi được đào tạo, các lao động này lại lập tức “nhảy việc” sang nhà bán lẻ khác trả lương cao hơn.

Nếu tăng lương cho lao động, phần phụ trội có thể được tính vào giá hàng hoá. Khi ấy, DN trong nước lại phải cạnh tranh với DN nước ngoài về giá, cuộc cạnh tranh này cũng rất khốc liệt. Có ý kiến cho rằng, để có hệ thống phân phối tốt, DN phải có bề dày lịch sử. Thế nên, DN Việt dù có nhiều nỗ lực nhưng vẫn… lực bất tòng tâm.

Sự trợ giúp của cơ quan chức năng là rất cần thiết trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN Việt Nam khai thác lợi thế sân nhà, mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ và đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

                                       Vân Hằng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm