Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ tư, 03/07/2024 - 21:28
(Thanh tra) - Theo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Cục Thủy sản, 6 tháng cuối năm 2024, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương để tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, thanh tra tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất giống và thức ăn thủy sản xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng, các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, dự và chỉ đạo Hội nghị Sơ kết của Cục Thủy sản ngày 03/07/2024. Ảnh: NK
Theo số liệu thống kê của Cục Thủy sản, cả nước có 7.256 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản; ước tổng sản lượng giống thuỷ sản sản xuất trong 6 tháng đầu năm đạt 166 tỷ con giống chủ lực, có giá trị kinh tế.
Trong đó, về sản xuất giống tôm nước lợ, có 07 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm bố mẹ với tổng sản lượng khoảng 11.200 con (tôm thẻ khoảng 5.200 con; tôm sú khoảng 6.000 con); 2.267 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống thương phẩm với tổng sản lượng ước đạt 82,9 tỷ con (55,4 tỷ con tôm thẻ giống; 27,5 tỷ con tôm sú giống).
Về sản xuất giống cá tra, có 1.690 cơ sở sản xuất, ương dưỡng (120 cơ sở sản xuất và 1.570 ương dưỡng) với tổng sản lượng 6 tháng/2024 ước đạt 6,63 tỷ con cá bột và 0,9 tỷ con cá giống. Sản lượng sản xuất cá tra giống đạt 76% cùng kỳ năm 2023 (1,2 tỷ con).
Với 835 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống nhuyễn thể, tổng sản lượng sản ước đạt 87,7 tỷ con, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023 (79,5 tỷ con); 112 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá biển, tổng sản lượng khoảng 135 triệu con, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023 (128,5 triệu con); 1.316 cơ sở sản xuất và cung ứng giống các đối tượng bản địa, truyền thống, tổng sản lượng ước đạt 8,3 tỷ con, tương đương cùng kỳ năm 2023.
Theo đánh giá của Cục Thủy sản, về cơ bản, đã cung ứng đủ nhu cầu về tôm nước lợ cho nuôi trồng thủy sản trên cả nước. Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng tôm giống cần quan tâm hơn nữa, bởi hiện nay tôm thẻ chân trắng vẫn chủ yếu nhập ngoại, còn giống bố mẹ tôm sú phụ thuộc nhiều vào đánh bắt tự nhiên.
Trong khi đó, mặc dù sản lượng cá tra thấp hơn so với cùng kỳ nhưng cơ bản đã đáp ứng đủ diện tích thả nuôi (6 tháng đầu năm 2024 diện tích thả nuôi đạt 3.104 ha). Để có giải pháp thay thế đàn cá bố mẹ, cần được quan tâm, tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng giống cá tra.
Việc sản xuất giống nhuyễn thể, cá biển, rô phi/diêu hồng và các giống cá truyền thống khác đã đáp ứng nhu cầu nuôi.
Trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thức ăn thủy sản, hiện cả nước có 824 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản (bao gồm: 123 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và 701 cơ sở có vốn đầu tư trong nước), có 120 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp. Tổng sản lượng thiết kế đạt khoảng 12 triệu tấn (bao gồm 2,1 triệu tấn thức ăn cho tôm; 3,5 triệu tấn cho cá tra; 6,4 triệu tấn thức ăn cho thuỷ sản khác).
Tổng sản lượng sản xuất thức ăn thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,72 triệu tấn, đạt khoảng 25% tổng công suất; sản lượng thức ăn nhập khẩu khoảng 132 nghìn tấn.
Sản lượng sản xuất và nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 đã đáp ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản chủ yếu còn phụ thuộc nhiều từ nguồn nhập khẩu, chi phí vận chuyển cao; nhiều cơ sở nuôi phải mua qua trung gian dẫn đến giá thành thức ăn còn cao. Hiện tại nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm nghiên cứu thức ăn cho từng đối tượng nuôi, từng giai đoạn phát triển, phù hợp với các mô hình nuôi; đảm bảo chất lượng, tiếp tục hướng tới giảm được giá thành đến người nuôi, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
Với vai trò tham mưu trong quản lý nhà nước đối với kiểm tra chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, Cục Thủy sản đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hiện trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với kiểm tra chất lượng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; triển khai thực hiện Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ và hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức báo cáo kết quả xuất khẩu sản phẩm thức ăn, xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Đồng thời, yêu cầu các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường công tác quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quản lý, phát triển giống thủy sản, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản năm 2024 theo Chỉ thị số 498/CT-BNN-VP ngày 16/01/2024 của bộ; chỉ đạo quản lý hoạt động khai thác tôm hùm giống tại địa phương; hướng dẫn, trả lời các cơ quan, đơn vị về các nội dung liên quan đến hoạt động cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thức ăn thuỷ sản; kiểm tra chất lượng sản phẩm; xác định mã số hàng hoá; đánh giá tình hình sản xuất, nhu cầu thức ăn thủy sản...
Trong phương hướng, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành 6 tháng cuối năm 2024 của Cục Thủy sản, đơn vị sẽ tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triẻn Nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản theo Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn; xử lý nghiêm các cơ sở không tuân thủ quy định,
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương để tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, thanh tra tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất giống và thức ăn thủy sản xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng, các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất; chỉ đạo các bộ phận chuyên môn chia sẻ thông tin về quản lý nguồn gốc, chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Bám sát, triển khai quy chế phối hợp giữa Cục Thủy sản và Cục Thú Y trong công tác quản lý thú y thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Triển khai Quy chế Phối hợp giữa Cục Thủy sản và Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và trật tự xã hội trong lĩnh vực thủy sản; nhằm quản lý tốt chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong triển khai kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong công đoạn giống và thức ăn thủy sản theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018; theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình và cân đối cung cầu giống cho sản xuất, không để bị động, thiếu nguồn cung về giống, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh