Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tìm giải pháp phát triển thương mại điện tử

Thứ hai, 19/12/2011 - 09:10

(Thanh tra) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tiềm năng thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, TMĐT chưa theo kịp thực tiễn phát triển do chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và vấp phải rào cản trở ngại tâm lý, thói quen. Làm thế nào để phát huy tiềm năng, biến thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

>> Tiềm năng thị trường thương mại điện tử Việt Nam rất lớn

Thương mại điện tử Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng


Năm 2007, tỉ lệ người dùng internet của Việt Nam đã đạt 22,6%, vượt mức trung bình của thế giới là 19,1%. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay khoảng 99% các doanh nghiệp (DN) đã kết nối internet. Cùng với sự ra đời của các dịch vụ thanh toán điện tử từ cuối năm 2008 đến nay, các phương thức thanh toán trực tuyến đã từng bước góp phần đẩy mạnh TMĐT tại Việt Nam.

Tuy nhiên, phần lớn các sàn giao dịch TMĐT dạng B2B (giao dịch giữa DN với DN) hiện nay vẫn dừng ở việc đăng tải thông tin DN và nhu cầu cần mua, cần bán. Hầu như chưa sàn nào hỗ trợ DN giao kết hợp đồng trực tuyến, hoặc sử dụng các dịch vụ công điện tử như thuế, hải quan…

TMĐT dạng B2C (giao dịch giữa DN và người tiêu dùng) phát triển khá mạnh với một số sàn TMĐT điển hình như 123mua.com.vn, chodientu.vn, vatgia.com và một số website TMĐT trong một số ngành chuyên biệt như vetau.com.vn, jetstar.com.vn… Số lượng giao dịch điện tử tăng trung bình 15%, trong đó 85% giao dịch thành công.

Theo PGS.TS Phạm Văn Hùng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, TMĐT tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại. Hạ tầng công nghệ thông tin mặc dù có tốc độ phát triển nhanh nhưng yếu tố nhân lực vẫn chưa phát triển tương xứng, các dịch vụ thanh toán chưa phát triển. Hạ tầng về pháp lý chưa theo kịp yêu cầu phát triển của thực tế cuộc sống. Mặc dù số lượng người dân sử dụng Internet tăng rất khả quan nhưng thực tế người dân sử dụng thanh toán trực tuyến chỉ 4%, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt dưới 20%. Người tiêu dùng chưa quen thuộc với dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng.
 

Mức độ an toàn trong các giao dịch điện tử thấp nên chưa tạo ra được lòng tin của công chúng tiêu dùng.
Tỷ lệ thông tin sai, mang tính chất lừa đảo vẫn chiếm khoảng 5 - 7%, chẳng hạn như giá ảo, hàng giả, chất lượng thấp hay giao hàng không có người nhận… đã làm cho tâm lý người mua phải xem tận mắt, sờ tận tay vẫn còn tồn tại khá phổ biến.
Bên cạnh đó, mặc dù phần lớn các công ty đều nắm bắt được TMĐT là xu thế tất yếu và chuẩn bị cho sự bùng nổ của TMĐT, đã có đầu tư ứng dụng công nghệ cho giao dịch điện tử nhưng theo điều tra của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, tới cuối năm 2011 mới chỉ khoảng 28% DN có trang web B2B hoặc B2C. Tuy nhiên, hầu hết các website này mới dừng ở mức giới thiệu DN và sản phẩm; 32% website có chức năng giao dịch trực tuyến và 7% có chức năng thanh toán trực tuyến.

Với các công ty phân phối bán lẻ hiện nay như siêu thị điện tử, hàng tiêu dùng, thời trang... lượt truy cập vào trang web để xem hàng hóa khá cao nhưng hầu hết khách hàng mới chỉ dừng lại ở việc xem mặt hàng, tỷ lệ đặt hàng trực tuyến rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là khách hàng chưa quen thuộc với dịch vụ thanh toán hiện đại (bằng thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, ví điện tử); chưa hoàn toàn tin tưởng về chất lượng thông tin trên mạng.

Nhiều giải pháp phát triển thương mại điện tử


Tại Hội thảo khoa học "TMĐT trong hội nhập và phát triển" vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, các nhà quản lý và chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển TMĐT trong thời gian tới nhằm tăng sức cạnh tranh cho DN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Theo PGS.TS Phạm Văn Hùng, cần từng bước xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. Bên cạnh đó, cần có các chính sách khuyến khích các DN cung cấp loại hàng hóa dịch vụ, đặc biệt những mặt hàng thiết yếu trong đời sống như điện, nước, cước Internet, điện thoại, hàng điện tử, hàng thời trang, tiêu dùng... đầu tư ứng dụng hình thức thanh toán trực tuyến. Các ngân hàng thương mại và công ty cung cấp dịch vụ thanh toán phải đẩy mạnh đầu tư phát triển các hoạt động thanh toán trực tuyến, hỗ trợ các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội nâng cao tỷ lệ nhận biết và niềm tin của người tiêu dùng vào hình thức thanh toán trực tuyến. Có chế tài nghiêm khắc cho các hành vi gian lận và thông tin gian dối trong giao dịch TMĐT.

Cùng chung quan điểm với ông Hùng, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế Trịnh Minh Anh cho rằng, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào 2 giải pháp cơ bản, đó là: Đẩy mạnh việc tham gia các cam kết hội nhập quốc tế về TMĐT và xây dựng, củng cố phát triển thị trường TMĐT trong nước. Để làm được điều này, đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT; phát triển nguồn nhân lực về TMĐT; cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh; phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT; nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý Nhà nước về TMĐT...

Phân tích tình hình phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Mỹ và EU, TS Nguyễn Văn Thoan nhận định, nguyên nhân là do sự tăng trưởng trong mua sắm qua TMĐT của những khách hàng hiện tại và lòng tin đối với TMĐT từ những khách hàng tiềm năng. Những mặt hàng tiêu dùng có giá và chất lượng cao được bán ngày càng phổ biến trong TMĐT bao gồm đồ điện tử, đồ gia dụng, quần áo thời trang, trang sức...

Nhờ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành hàng phù hợp với TMĐT, Mỹ đã nhanh chóng dẫn đầu về ứng dụng hợp đồng điện tử trong kinh doanh bất động sản, du lịch. Các DN Mỹ cũng nhanh chóng thành lập và ứng dụng TMĐT trong các sàn giao dịch điện tử ở các ngành hàng khác nhau như phân phối, mua sắm trực tuyến, thực phẩm…

EU tập trung phát triển đồng bộ 4 hoạt động quan trọng tác động trực tiếp đến giao dịch điện tử (cơ sở hạ tầng, mua sắm trực tuyến, bán hàng trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ DN). Đồng thời, EU đã triển khai các dự án tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu các ứng dụng cho TMĐT và triển khai các dự án chuyên sâu về hợp đồng điện tử.

Theo TS Nguyễn Văn Thoan, việc trước mắt cần làm ngay là tăng cường đào tạo về TMĐT cho thế hệ trẻ Việt Nam thuộc tất cả các loại hình, đối tượng đào tạo từ cấp tiểu học cho đến đại học và sau đại học.

Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mẫu xe đáng mua nhất phân khúc VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu dịp cuối năm

Mẫu xe đáng mua nhất phân khúc VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu dịp cuối năm

(Thanh tra) - Kể từ khi ra mắt thị trường, VinFast VF 8 luôn được đánh giá là mẫu D-SUV đáng tiền bậc nhất phân khúc khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm đắt giá nhờ tích hợp hàng loạt công nghệ và tiện nghi đỉnh cao. Trong mùa mua sắm cuối năm nay, sức hút của “vua phân khúc” tiếp tục được tăng cao nhờ loạt ưu đãi lớn từ hãng xe Việt.

TC

10:53 14/12/2024
Prife International - từng bước chinh phục thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

Prife International - từng bước chinh phục thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

(Thanh tra) - Prife International – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp vừa vinh dự nhận 4 giải thưởng “Rising Star Sales Revenue – Rising Star Company Of The Year – Rising Star Product Of The Year – Rising Star International Growth” do Hiệp hội bán hàng trực tiếp MDDA Malaysia bình chọn năm 2024.

Liên Hương

10:25 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm