Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/06/2012 - 06:33
(Thanh tra)- Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng sụt giảm thì dòng vốn FDI “chảy” vào các quốc gia trong khu vực ngày càng có xu hướng tăng mạnh. Việt Nam phải làm gì để “kéo” FDI trở lại?
Dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng “đuối” dần
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng qua, Việt Nam thu hút được 5,33 tỷ USD vốn FDI, giảm 76,3% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, chỉ có 4,13 tỷ USD là tổng vốn đầu tư đăng ký của 283 dự án (D.A) được cấp mới, phần còn lại 1,2 tỷ USD thuộc về 82 D.A tăng thêm vốn.
Con số trên, nếu chia đều cho 12 tháng trong năm so với kế hoạch đề ra từ đầu năm, thu hút 17 tỷ USD là không đạt. Nếu không có đột biến trong những tháng còn lại thì thu hút FDI năm 2012 sẽ bị “vỡ kế hoạch”. Ngay cả khi đạt được kế hoạch đề ra, đây cũng là năm thứ tư thu hút FDI giảm mạnh so với năm 2008. Đó là chưa kể đến chất lượng nguồn FDI, khi ngày càng có nhiều D.A tỷ “đô” bị đình trệ, chậm tiến độ bị thu hồi giấy phép đầu tư…
Trong khi đó, FDI vào các quốc gia khác trong khu vực lại tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Trong quý I/2012, FDI vào Indonesia tăng tới 30,37% lên mức 5,7 tỉ USD. Thái Lan cũng tăng 44% trong 4 tháng đầu năm. Malaysia và Myanmar cũng đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Năm ngoái, FDI vào Campuchia tăng 14%, Bangladesh tăng 5%.
“Thực trạng này báo động sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút FDI đang sụt giảm nghiêm trọng. Nếu không tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nguồn FDI sẽ rời Việt Nam để đến với các nước có môi trường đầu tư minh bạch hơn, hấp dẫn hơn” - GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI khuyến cáo.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan về suy thoái kinh tế toàn cầu là nguyên nhân chủ quan nội tại khi hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán; chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn…
Chỉ số niềm tin FDI được công bố bởi Công ty Tư vấn quản lý toàn cầu AT Kearney tháng 2/2012 dựa trên khảo sát hàng năm của các công ty toàn cầu, cho thấy Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất rớt hạng trong bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 12 năm 2010 xuống vị trí thứ 14 năm 2011. Trong khi đó, Indonesia đã tăng 11 bậc từ vị trí thứ 20 trong năm 2010 lên vị trí thứ 9 năm 2011, theo đó là vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục 19,3 USD, gấp đôi năm 2010. Malaysia cũng tăng hạng từ vị trí thứ 21 lên vị trí thứ 10.
Theo số liệu của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố, chỉ số niềm tin về môi trường đầu tư Việt Nam trong cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu giảm từ 79 điểm trong quý I/2011 xuống còn 53 điểm trong quý II/2012. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký quyền sở hữu tài sản, chi trả thuế và tiếp cận tín dụng, thiếu cơ sở hạ tầng tương thích, gánh nặng quản lý, những cản trở tiếp cận thị trường của hàng nhập khẩu, thiếu nhân lực có chất lượng, tham nhũng và thiếu minh bạch... đang là những cản trở lớn đối với các nhà đầu tư được EuroCham chỉ ra.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để kéo được nguồn vốn FDI trở lại với Việt Nam, trước hết phải lấy lại được niềm tin từ các nhà đầu tư qua việc thực hiện tốt 3 khâu đột phá mà Đảng, Chính phủ đề ra. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và hấp dẫn; nâng cao chất lượng và hiệu quả FDI…
Thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2011 (đơn vị: Tỷ USD) |
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn đăng ký 12 21,34 64 23,1 18,6 14,7 Vốn thực hiện 4,1 8,03 11,5 10 11,5 11 |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh