Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bài và ảnh: Chí Kiên
Thứ bảy, 16/10/2021 - 15:00
Với đa số khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều khó khăn bởi thói quen sử dụng tiền mặt, tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán, việc sử dụng điện thoại thông minh, máy tính còn hạn chế, hay việc thu phí duy trì tài khoản khiến khách hàng còn ưu tiên sử dụng tiền mặt…
Cán bộ CNV ngành điện phối hợp cùng nhân viên Viettel đến tận các thôn bản vùng sâu, vùng xa tuyên truyền, hướng dẫn bà con đăng ký sử dụng dịch vụ điện tử.
Để thay đổi những thói quen đói, Công ty Điện lực Hà Giang trong thời gian qua bằng nhiều giải pháp linh hoạt, kết hợp tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân gắn với triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.
Ông Hoàng Minh Đức, Phó Giám đốc Điện lực Bắc Quang cho biết: Điện lực Bắc Quang hiện có trên 32.000 khách hàng, trong đó chủ yếu là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt và ở các địa bàn khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để thay đổi phương thức thanh toán Điện lực Bắc Quang đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thấy được tiện ích của việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt mang lại, để người dân thấy được những lợi ích đó đồng tình, hưởng ứng. Hiện, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện Bắc Quang đã đạt 44%.
Để thiết lập các kênh thanh toán đa dạng, Công ty Điện lực Hà Giang ngoài phối hợp với các ngân hàng còn liên kết với các tổ chức trung gian, trong đó việc thiết lập tài khoản, thanh toán trên kênh ViettelPay được đánh giá là đem lại nhiều ưu đãi cho khách hàng khu vực vùng nông thôn.
Ông Bùi Minh Đại, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hà Giang cho biết: Công ty Điện lực Hà Giang đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, bởi đây là lĩnh vực khá mới mẻ không chỉ đối với người dân vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số mà ngay với cả một số người dân trên địa bàn thành phố, thị trấn còn tâm lý ngại thay đổi, trình độ công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế…
Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên ngành điện, sự phối hợp tích cực của các ngân hàng thương mại, các đơn vị trung gian như Viettel Hà Giang, hiện tỷ lệ khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đã đạt gần 41%/ tổng số hơn 17.000 khách hàng, phấn đấu hết năm 2021 đạt mức 45%
Việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng bởi sự nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, đặc biệt là hạn chế việc đi lại, tiếp xúc, tập trung đông người trong thời điểm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thực hiện mục tiêu xã hội số, kinh tế số thời đại công nghệ 4.0.
Để tri ân, khuyến khích người dân thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, dịp này Công ty Điện lực Hà Giang cũng đã tặng 100 phần quà cho những khách hàng tiêu biểu trong thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 20/11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp chủ trì tổ chức Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc và ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc.
Hoàng Nam
20:17 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 21/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).
Kim Thành
19:49 21/11/2024Thu Huyền
19:42 21/11/2024Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên
Kim Thành
Thu Huyền
Kim Thành
Hương Trà
Cảnh Nhật
Hoàng Hiệp
Trần Trung
Hương Giang