Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Hoàng
Thứ bảy, 29/08/2020 - 08:27
(Thanh tra) - Nông nghiệp, nông thôn nước ta từ xưa đến nay đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, là yếu tố bảo đảm để nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng, mất cân đối vĩ mô. Như người xưa đã tổng kết "phi nông, bất ổn".
Những sản phẩm của Tổng công ty lương thực miền Bắc có mặt khắp trong và ngoài nước, được người tiêu dùng yên tâm lựa chọn
Đáp ứng yêu cầu của thị trường lúa gạo
Nhận thức vai trò to lớn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân.
Theo số liệu báo cáo tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X, tổng ngân sách Nhà nước đã đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 1,17 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay ngành nông nghiệp, nông thôn cũng đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ của toàn ngành kinh tế…
Mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 55% - 60% yêu cầu, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn mới chiếm 1% tổng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn yếu. Công nghệ bảo quản chế biến hạn chế, nông sản Việt Nam hiện vẫn chủ yếu xuất khẩu thô. Việc xây dựng nông nghiệp công nghệ cao chưa tạo được đột phá, chưa phát huy hết tiềm năng. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đạt yêu cầu và sức cạnh tranh thấp trên trường quốc tế. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, nhất là gạo, thủy sản, cà phê chưa được chú trọng. Những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng vẫn còn quá ít khiến cho sản phẩm khi xuất khẩu không bán được giá cao, thậm chí còn bị ép giá.
Với lịch sử hình thành và phát triển của mình, Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã cùng đất nước trải qua cả hai thời kỳ kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường, với nhiệm vụ chính ban đầu là lưu thông phân phối lương thực sau đó dần chuyển sang chế biến và xuất khẩu gạo.
Trong giai đoạn 2010-2019, bình quân hàng năm Tổng công ty xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo và lương thực, mang về kim ngạch từ 300-350 triệu USD. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty liên tục có lãi, với tổng số vốn tích lũy được từ lợi nhuận sau thuế đạt trên 5.000 tỷ đồng.
Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay, Tổng công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy chế biến gạo chất lượng cao với tổng tích lượng trên 500 ngàn tấn, đưa Tổng công ty từ doanh nghiệp thương mại gạo đơn thuần sang chế biến gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Việc đầu tư, vận hành hệ thống dây chuyền chế biến gạo tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay, trong đó có nhiều dây chuyền khép kín từ chế biến lúa không chỉ giúp Tổng công ty đảm bảo sẵn sàng chân hàng gạo xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của người mua về chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn giảm hao hụt sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nhờ cạnh tranh về giá do tối thiểu hóa giá thành, các sản phẩm bột mỳ đa dụng với hơn 30 nhãn hàng của các đơn vị thuộc Tổng công ty đã chiếm trên 50% thị phần tại thị trường phía bắc. Hiện nay, các đơn vị đang tiếp tục đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Như vậy, có thể nói, nhờ định hướng đúng đắn khi tập trung tái đầu tư chiều sâu vào ngành kinh doanh chính là chế biến nông sản mà Tổng công ty đã vững vàng đi qua giai đoạn suy thoái kinh tế, giữ được tốc độ phát triển với lợi nhuận và hoạt động kinh doanh ổn định.
Nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản
Trong một vài năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước và cũng là vùng nguyên liệu lớn nhất trong chuỗi hoạt động của Tổng công ty, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác hại của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong cũng như sự kết hợp bất lợi của hiện tượng biến đổi khí hậu. Rõ ràng, về lâu dài Nhà nước sẽ phải có điều chỉnh kịp thời đối với chính sách đất đai, cơ cấu cây trồng vốn vẫn đang thiên về lúa gạo hiện nay. Trong khi chất lượng sản phẩm thường không đủ cho các thị trường xuất khẩu giá trị cao và quy mô nhỏ làm hạn chế việc sử dụng cơ giới hóa và công nghệ.
Dự báo được những khó khăn đó cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước xuất khẩu gạo những năm gần đây, Ban Thường vụ Đảng ủy và tập thể lãnh đạo Tổng công ty đã đề ra những chủ trương lớn trong định hướng hoạt động kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty.
Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu gạo chất lượng cao của Tổng công ty tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp, hiện nay Tổng công ty đang tiếp tục nghiên cứu để đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng của gạo và các mặt hàng nông sản. Trong đó, ưu tiên xu hướng M&A để gia nhập vào lĩnh vực sản xuất chế biến chất lượng cao với mục tiêu từng bước nâng cao giá trị chuỗi sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp.
Với nguồn tài chính vững mạnh, Tổng công ty đã sẵn sàng cho các dự án đầu tư mới, với tin tưởng đây sẽ là lĩnh vực quan trọng đóng góp vào quy mô, hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn sắp tới cũng như góp phần tham gia hỗ trợ vào nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của nước ta./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chương trình Thực tập sinh tài năng (Viettel Digital Talent) mùa bốn vừa khép lại với hơn 101 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Viettel, đây là số lượng tuyển dụng lớn nhất trong 4 năm tổ chức.
(Thanh tra) - Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước NHNN ban hành nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Uyên Uyên
22:33 22/11/2024Hoàng Nam
22:03 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024PV
21:09 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương