Theo dõi Báo Thanh tra trên
Tuấn Minh
Thứ tư, 06/05/2020 - 10:38
(Thanh tra) - Ngày 5/5/2020, trong khuôn khổ buổi tọa đàm trực tuyến “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM năm 2020” do UBND TP HCM tổ chức, nhiều chuyên gia kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp (DN) đã khuyến nghị nhiều giải pháp, cơ chế để tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng chương trình phục hồi sau dịch bệnh Covid-19.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: TM
Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP Lý Kim Chi kiến nghị TP đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, ban hành danh mục ngành nghề, lĩnh vực được xác định là đối tượng DN chịu thiệt hại trực tiếp do Covid-19 được hưởng hỗ trợ một cách công khai, minh bạch.
Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP cũng đề nghị UBND TP kiến nghị Chính phủ tăng cường xây dựng các chính sách giúp DN giữ được dòng vốn trong lúc khó khăn vì dịch bệnh để duy trì sản xuất, kinh doanh, thay vì vẫn “nộp” rồi lại làm đơn xin xét nhận hỗ trợ nhằm trụ được trong cuộc chiến với Covid-19, chứ không nên xây dựng các chính sách hỗ trợ khi DN đã gần kiệt quệ…
Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TP Trần Việt Anh nêu ý kiến: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có nói “chống dịch như chống giặc”. Hiện nay, đại dịch Covid-19 tạm thời đi qua nên cần chuyển qua “cứu DN như cứu hỏa”. Bởi vì, hiện nay DN đang trong tình trạng hết sức khó khăn nên không có chính sách kịp thời thì DN chết lâm sàng…
Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TP đề xuất, thủ tục về chính sách hỗ trợ kích cầu đầu tư phải được làm nhanh. Về hỗ trợ DN, với những chính sách mới nên làm nhanh để không mất cơ hội của DN.
Liên quan tới lĩnh vực thuế, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Phạm Văn Việt kiến nghị giảm 50% thuế TNDN năm 2020, giảm 50% thuế GTGT cho ngành Dệt may để kích cầu thị trường tiêu thụ nội địa. Cùng với đó, giảm lãi suất, chi phí đối với các khoản vay mới, khoản vay hiện hữu của DN khoảng 2% trong thời hạn 10 đến 24 tháng, nhất là các khoản vay trước khi xảy ra dịch để tháo gỡ khó khăn cho DN…
Tại hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội DN Chu Tiến Dũng kiến nghị, chính quyền TP đồng hành cùng DN ổn định thị trường, tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị trường nội địa, chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu và các thị trường ngoại khi các nước nới lỏng cách ly…
Đối với DN tham gia các lĩnh vực sản phẩm phục vụ phòng chống dịch, chính quyền TP cần tập trung giải quyết nhanh các thủ tục xác nhận điều kiện hợp quy sản phẩm cũng như các thủ tục để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu về khẩu trang, bảo hộ y tế, máy thở…
Đặc biệt, UBND TP cần quan tâm, chú trọng chuẩn bị cơ sở hạ tầng giúp đẩy nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng cũng như chuẩn bị đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ nước khác sang Việt Nam do dịch Covid-19…
Tại buổi tọa đàm, tiến sĩ Trần Du Lịch đã đề xuất ngoài 4 nhóm giải pháp mà Chính phủ triển khai hiện nay TP đang làm thì TP cần bổ sung thêm các chính sách về an sinh xã hội để kích thích tổng cầu. Đồng thời, xem lại toàn bộ gói hỗ trợ 162.000 tỷ đồng; gói 300.000 tỷ đồng của ngân hàng, trong đó TP cần ngồi lại với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại để khoanh nợ vay cho DN. Về đối tượng hỗ trợ DN nên chọn DN tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi lưu thông dễ đỗ vỡ như du lịch, vận tải, ẩm thực, giải trí… và những DN vừa và nhỏ…
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ra một số giải pháp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững hơn. Đồng thời, ngăn chặn phá sản của DN bằng sự hỗ trợ thu nhập cho người lao động để DN không mất lao động; hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của DN; hỗ trợ phục hồi sản xuất, dịch vụ…
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết: Điều quan trọng nhất hiện nay là cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN, nhân dân TP đoàn kết một lòng, nỗ lực nhiều hơn nữa để cùng nhau thực hiện có hiệu quả mục tiêu “kép” đã đề ra… Vì thế, việc lắng ý kiến của các DN, hiệp hội, hội chuyên ngành là yêu cầu hết sức bức thiết của lãnh đạo TP.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, khả năng trụ lại của DN nhỏ và vừa, siêu nhỏ rất khó khăn; thậm chí phá sản trước khi nền kinh tế trở lại bình thường. Cho nên, TP phải có chính sách và giải pháp tạo bệ đỡ ngăn chặn, hỗ trợ DN trong lúc này để DN không bị phá sản. Theo đó, TP đã chủ động thực hiện các chính sách hỗ trợ DN, thành lập tổ công tác hỗ trợ DN, hỗ trợ giảm chi phí, thanh khoản cho DN, khoanh nợ cho các DN…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, và hàng nghìn khách mời quan tâm.
TC
16:39 11/12/2024(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV