Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/07/2011 - 08:42
(Thanh tra)- Tiêu thụ hàng tỷ kwh điện sẽ là bài toán khó không chỉ cho ngành Xi măng mà cho cả chiến lược an ninh năng lượng nói chung của Việt Nam. Với công nghệ tiên tiến, biến nhiệt thừa thải ra từ các nhà máy thành điện, các nhà máy sản xuất xi măng đã có lối thoát trong việc giảm chi phí đầu vào.
Theo Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, năm 2011, tổng công suất các doanh nghiệp (DN) sản xuất xi măng dự kiến khoảng 72 triệu tấn, trong đó sản lượng xi măng lò quay 65 triệu tấn, sản lượng xi măng lò đứng khoảng 3 triệu tấn. Dự kiến chỉ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn, như vậy, sản lượng xi măng còn lại trong nước so với dự báo nhu cầu là 60 triệu tấn thì cung vượt cầu khoảng 6 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Quy hoạch Phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, dự báo cung - cầu sản xuất xi măng còn chênh lệch nữa. Trong giai đoạn 10 năm, từ nay đến 2020, dự kiến sẽ có 55 dự án xi măng đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế tăng thêm là 66,96 triệu tấn, đưa tổng công suất thiết kế luỹ kế toàn ngành năm 2020 lên 129,52 triệu tấn. Các chuyên gia nhận định khi đó, sản lượng xi măng còn lại trong nước so với dự báo nhu cầu là 105 triệu tấn thì cung vượt cầu khoảng 15,5 triệu tấn.
Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất, tổng tiêu thụ năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong các DN này cũng ngày càng gia tăng. Theo số liệu báo cáo, tính trung bình với mức tiêu thụ 100 kwh điện/tấn xi măng thì với sản lượng 68 triệu tấn xi măng, tổng mức tiêu thụ điện năng cho sản xuất xi măng ước khoảng 6,8 tỷ kWh điện. Như vậy, với sản lượng khoảng 100 triệu tấn xi măng năm 2015, tổng tiêu thụ điện năng sẽ vào khoảng 9 tỷ kWh/điện; sản lượng năm 2020 khoảng 130 triệu tấn xi măng, tổng tiêu thụ điện năng vào khoảng 11,7 tỷ kWh điện. Ngoài ra, các DN sản xuất xi măng còn tiêu thụ một lượng lớn các nhiên liệu như than, dầu.
Giải bài toán tiêu thụ điện năng cũng như qua đó giảm giá thành xi măng, Tập đoàn Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đã nghiên cứu và tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và sử dụng trong nhà máy xi măng. Dự án khoa hoc công nghệ tại Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 (NEDO tài trợ), Vicem đã triển khai thành công việc tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện. Qua 7 năm hoạt động, trạm phát điện nhiệt khí thải tại nhà máy đã phát ra 105 triệu kWh, mang lại lợi ích rõ rệt trên các phương diện kinh tế - xã hội, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm đáng kể giá thành sản xuất xi măng. Chỉ tính riêng trong 4 năm, công nghệ trên đã cung cấp được tổng lượng điện gần 72 triệu kWh cho các dây chuyền sản xuất tại Cty xi măng Hà Tiên 2, tiết kiệm trên 2,1 triệu lít dầu ADO từ việc sấy nhiên liệu. Hệ thống phát điện này còn giúp giảm nhiệt độ đầu vào và đầu ra của máy nghiền nguyên liệu và lọc bụi điện, giúp cho máy nghiền nguyên liệu hoạt động ổn định và gián tiếp nâng năng suất máy nghiền thêm khoảng 10 - 15 tấn/giờ, hiệu suất lọc bụi cũng được cải thiện.
Từ kết quả vận dụng công nghệ trên tại Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2, Vicem đang tích cực triển khai lập dự án đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải của lò tại các nhà máy xi măng như : Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bình Phước, Tam Điệp.
Mới đây, Dự thảo Quy hoạch Phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ và văn bản gửi các DN sản xuất xi măng nêu rõ: Khuyến khích các nhà máy nghiên cứu kết hợp công nghệ sản xuất xi măng với việc xử lý chất thải công nghiệp và chất thải đô thị nhằm làm sạch môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt, các nhà máy xi măng phải tổ chức triển khai thực hiện phương án sử dụng nhiệt thừa khí thải để sản xuất điện nhằm giảm chi phí điện năng và kết hợp xử lý môi trường.
Đối với các nhà máy xi măng đầu tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị từ ngày quyết định phê duyệt quy hoạch này có hiệu lực) có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanke/ngày trở lên bắt buộc phải đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, trừ các nhà máy xi măng kết hợp xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Các nhà máy xi măng đang sản xuất hoặc đang triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày quyết định phê duyệt quy hoạch này có hiệu lực có công suất từ 2.500 tấn clanke/ngày trở lên phải nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, chậm nhất đến hết năm 2014 phải đầu tư xong hạng mục này. Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clanke/ngày cũng cần nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện.
Bên cạnh việc tận dụng nhiệt thừa để phát điện, các DN sản xuất xi măng cũng cần áp dụng những giải pháp tiết kiệm năng lượng từ các công đoạn sản xuất và thiết bị khác trong dây chuyền. Thực hiện kiểm toán năng lượng theo định kỳ, tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý năng lượng, xây dựng chế độ báo cáo, chương trình, kế hoạch tiết kiệm năng lượng của đơn vị.
Hoàng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền