Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/01/2011 - 19:22
(Thanh tra)-Trong chiến tranh và trong hòa bình, Việt Nam vốn có truyền thống vượt khó, từng biến cái không có thành điều có thể. Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện chiến lược 10 năm đưa đất nước vượt ngưỡng khái niệm đói nghèo, vươn lên thành một nước có nền công nghiệp hiện đại. Để hiện thực hóa được chiến lược này, ngoài đóng góp công sức của cả cộng đồng, sự nỗ lực của giới doanh nhân là yếu tố quyết định. Chúng ta hãy kỳ vọng bắt đầu từ mùa Xuân này.
1/ Theo nhận định của các tổ chức kinh tế của thế giới, một quốc gia được xem nên kinh tế công nghiệp là quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn một ngưỡng nhất định. Nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Việt Nam muốn trở thành quốc gia công nghiệp, chắc chắn nền kinh tế phải vươn tới những yếu tố của khái niệm này.
Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng GDP năm 2010 của nước ta ước đạt 6,7%, trong đó công nghiệp tăng khoảng 6,9%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 14,0% so với năm 2009. Về thị trường trong nước, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2010 ước đạt 1.561,6 ngàn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Trong đó kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng nhiều nhất, đạt gần 86% giá trị lưu chuyển. Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt khoảng 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh cho biết, năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định, khả năng tái lạm phát cao vẫn tiềm ẩn, nhập siêu còn lớn, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Bức tranh khái quát về nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm này cho thấy, nước ta vẫn còn là nước nghèo, kinh tế tuy tăng trưởng những thiếu sự ổn định, khó khăn còn nhiều.
2/ Để Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát triển sau 10 năm nữa, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, ba yêu tố cơ bản cần phải đạt được: Chiến lược kinh tế quốc gia; Sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp; Chất lượng sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao.
Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT - TT)” vừa chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về lĩnh vực này. Theo đó ngành cần phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP và xuất khẩu. Đến năm 2020 tỷ trọng CNTT - TT đóng góp GDP đạt từ 8 - 10 %; doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực này và khoảng 80% sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT, điện tử viễn thông đủ khả năng tham gia thị trường lao động quốc tế. Về công nghiệp CNTT, Việt Nam đặt mục tiêu nằm trong top 15 quốc gia dẫn đầu thế giới về dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số vào năm 2015 và lọt vào top 10 vào năm 2020; mảng công nghiệp phần cứng sẽ hình thành một số doanh nghiệp có đủ năng lực thiết kế, sản xuất một số phần cứng và linh kiện thay thế nhập khẩu vào năm 2015 và có một số tổ chức, doanh nghiệp đủ năng lực nghiên cứu ra các sản phẩm công nghệ cao vào năm 2020. Đặc biệt, ngành CNTT - TT Việt Nam sẽ có một số doanh nghiệp có doanh thu từ 10 - 15 tỷ USD và đủ sức vươn tầm ra khu vực và thế giới. CNTT - TT là ngành công nghiệp non trẻ nhưng có tiềm lực của nước ta, chúng ta kỳ vọng mục tiêu trên sẽ trở thành hiện thực.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 vừa được Bộ Công Thương ban hành cho thấy, để phát triển ngành cần quy hoạch mới từ sản phẩm đến thị trường, từ phân bố vùng quy hoạch đến các dự án đầu tư, từ phát triển nguồn nhân lực đến nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư chiều sâu. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giày Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tiếp tục củng cố vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới. Nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%.
Năm 2020, ngành thủy sản góp 30 - 35% GDP của ngành nông lâm thủy sản. tốc độ gia trị sản xuất tăng 8 -10% /năm. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 8 - 10 tỷ USD/năm. Trong đó nuôi trồng đạt 65 - 70% tổng sản lượng. Chiến lược phát triển theo 4 lĩnh vực, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thủy sản; cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá, dự kiến kính phí cho chiến lước phát triển thủy sản lên đến 57.400 tỷ đồng. Cà Mau là nơi nuôi tôm công nghiệp nhiều nhất nước, tương lai địa phương này sẽ phát triển mạnh về diện tích nuôi thả. Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau cho biết, Cà Mau hiện có 1.500 hecta nuôi tôm công nghiệp, năm 2011 phát triển thêm 1.300 hecta và năm 2015 sẽ là 10.000 hecta. Cái khó cho việc phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp là diện tích đất ở đây manh mún, kinh nghiệm nuôi trồng vẫn ở dạng thủ công.
3/ Không chỉ ba lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn nêu trên, hàng trăm ngành công nghiệp khác cũng đã có hoạch định cụ thể cho tương lai. Sự phát triển công nghiệp nước nhà không chỉ phụ thuộc vào chiến lược của quốc gia mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Xu thế xã hội, nhu cầu người tiêu dùng, chất lượng hàng hóa, xúc tiến thương mại, tiếp thị không được đổi mới thì sẽ khó vực dậy nền kinh tế đi theo đúng hướng.
Để hàng Việt có sức cạnh tranh cao, ông Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đánh giá, các doanh nghiệp phải làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tiếp thị, sản phẩm phải được nâng tầm về chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Ông Quyền nhận định: “Lâu nay chúng ta thường bán ra thì trường các sản phẩm mình có, sản phẩm phục vụ theo nhu cầu của người mua, của từng thị trường thì vẫn còn rất yếu”. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp, lực lượng này đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp này tiềm lực không lớn, kinh nghiệm kinh doanh vẫn chưa đạt tầm khi làm ăn với những thị trường lớn. Ngoài sự bươn chải để phát triển thị trường trong nước còn phải tính tới việc mở ra nước ngoài, hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều.
Thế Vĩnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà