Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa bền vững

Thứ năm, 06/01/2011 - 11:13

(Thanh tra) – Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam ước đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực còn rất lớn.

Sáng nay (6/1/2011), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững kinh tế, hướng tới Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 3. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia tham dự Hội nghị.

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực

Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần. Khu vực thành thị đã phát triển mạnh, hiện nay chiếm 30% dân số. Số lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 50% lực lượng lao động.

Đánh giá kết quả thực hiện 19 lĩnh vực ưu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời kỳ 2005- 2010 cho thấy, về kinh tế, 5 năm qua, tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nước ta ước đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.150 USD, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục được quan tâm. Tất cả các vùng đều đạt và vượt mục tiêu về GDP bình quân đầu người và giảm tỷ lệ hộ nghèo so với kế hoạch đề ra. Kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt ở nước ta ngày càng chú ý tới các phương pháp sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường. Tỷ lệ thất thoát điện đã giảm dần.

Về thực hiện “Công nghiệp hóa sạch”, hiện đã có hơn 300 doanh nghiệp thực hiện dự án áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát chất thải. Đối với ngành khai thác khoáng sản, tình trạng khai thác bừa bãi và xuất khẩu tràn lan đã được khắc phục một phần.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa, hạ tầng nông thôn phát triển nhanh về số lượng, xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn.

Việc phát triển bền vững ở các vùng và địa phương cũng được triển khai hiệu quả. Quy hoạch xây dựng vùng đã được lập và cơ bản phủ kín cho 6 vùng kinh tế trọng điểm. Tất cả các vùng đều đạt và vượt mục tiêu về GDP bình quân đầu người và giảm tỷ lệ hộ nghèo so với kế hoạch đề ra. Công tác bảo vệ môi trường ở các vùng đã được quan tâm hơn.

Kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa bền vững

Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Tùng, Chánh Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng tăng trưởng còn thấp, tính ổn định kinh tế vĩ mô chưa cao. Tăng trưởng hiện nay chủ yếu theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đồng đều. Xét về tiêu chí của phát triển bền vững, tỷ lệ tiêu hao vật chất còn lớn, làm cho tỷ lệ giá trị gia tăng của công nghiệp và toàn nền kinh tế ngày càng kém.

Hiện nay, hàm lượng khoa học – công nghệ trong sản xuất công nghiệp – nông nghiệp còn ở mức rất hạn chế. Chỉ số kinh tế tri thức năm 2008 là 3,02, xếp thứ 102 trong số 133 nước có khảo sát. Trong khi đó, với các nước có thu nhập trung bình, chỉ số này là 4,1.
Trong sản xuất, nhiều ngành và địa phương còn chấp nhận các công nghệ sản xuất cũ, có sức tiêu hao lớn về vật tư và năng lượng, nên đã làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, thải nhiều chất thải ra môi trường. Trong tiêu dùng cá nhân, lối tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ biển ở một bộ phận dân cư thành thị.

Trong thực hiện công nghiệp hóa sạch còn thiếu nhiều giải pháp cụ thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm áp dụng.

Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài. Môi trường nhiều vùng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn chậm.

Định hướng phát triển bền vững giai đoạn 2011- 2015 đặt ra mục tiêu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển từ chiều rộng sang hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu; chú trọng phát triển xanh. Bên cạnh đó, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; cải tiến cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện dại, công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng; phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng.

Các đại biểu tham gia diễn đàn khẳng định, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của nước ta 10 năm tới, trong đó kết hợp hài hòa 3 trụ cột của sự phát triển: Kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường.

Để thực hiện mục tiêu này,  Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ giao cho Bộ phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ trong năm 2011 như: Trình Thủ tướng phê duyệt và ban hành Định hướng phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020; trình Thủ tướng phê duyệt và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện phát triển bền vững giai đoạn 20110 2015; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Ban hành bộ chỉ tiêu bền vững để theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện phát triển bền vững (gồm 55 chỉ tiêu cụ thể)…

Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024
Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm