Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hủy kết quả bản án sơ thẩm và phúc thẩm

Thứ bảy, 09/04/2011 - 10:35

(Thanh tra)- Tháng 8/2005, Tổng Cty Vật tư Nông nghiệp Việt Nam (Vigecam) do ông Trần Văn Khánh là Tổng Giám đốc chuyển nhượng 43.400 cổ phiếu do chính mình sở hữu tại Cty Cổ phần (CTCP) Bảo Minh cho CTCP Vinacam với giá 130.000 đồng/cổ phiếu (so với giá giao thực tế trên thị trường tại cùng thời điểm là từ 250.000 - 280.000 đồng/cổ phiếu). Tổng giá trị chuyển nhượng là 5,642 tỷ đồng (Hợp đồng số 01/HĐCN). Điều đáng nói là, tại thời điểm chuyển nhượng, số cổ phiếu của Vigecam vẫn nằm trong thời hạn bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp (DN). Vigecam là cổ đông sáng lập, cho nên số lượng cổ phiếu đang nắm giữ ít nhất phải sau 3 năm mới được chuyển nhượng. Vậy, vì sao ông Khánh lại có quyết sách “hớ” đến vậy? Nhiều cán bộ trong Tổng Cty cho rằng, đây là hình thức chuyển tài sản của Nhà nước ra DN tư nhân, hay nói cách khác là “rửa tiền”. Thế nhưng, tất cả chỉ “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Sau đó, ông Khánh bị tố cáo có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng… Các cơ quan báo chí phản ánh, cơ quan công an vào cuộc điều tra... Xem xét lại các căn cứ, ông Khánh “bỗng dưng” thấy hợp đồng đã ký trên là không hợp pháp nên gửi văn bản cho Vinacam yêu cầu hủy Hợp đồng số 01/HĐCN với lý do: Đây là hợp đồng vô hiệu, vì Vigecam là cổ đông sáng lập của CTCP Bảo Minh nên không được phép bán cổ phần trong thời hạn 3 năm.

Tuy nhiên, phía Vinacam đã không chấp thuận văn bản trên với lý do: Theo điều lệ và giấy phép thành lập của CTCP Bảo Minh, đến ngày 8/9/2007 là hết thời hạn hạn chế chuyển nhượng đối với các cổ đông sáng lập. Vì vậy, theo quy định tại Điều 2 của Hợp đồng 01/HĐCN, Vigecam sẽ phải hoàn tất các thủ tục còn lại để kết thúc việc chuyển nhượng cổ phần cho Vinacam. Căn cứ vào sự thỏa thuận của 2 bên được quy định trong Hợp đồng số 01/HĐCN, Vinacam đã khởi kiện ra tòa yêu cầu Vigecam phải hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng như đã cam kết kèm theo số tiền cổ tức tương ứng với số cổ phần trên cùng một số khoản thiệt hại, nếu cổ phiếu giảm giá. Thời gian tính toán về sự thiệt hại sẽ được tính từ thời điểm phải chuyển nhượng đến thời điểm tòa xét xử.

Vụ việc giải quyết tranh chấp cổ phiếu này đã được cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử và có được kết quả cơ bản như nhau: Buộc Vigecam phải hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho Vinacam cùng toàn bộ số cổ tức tương ứng với số cổ phiếu trên. Như vậy, nếu thực hiện theo đúng kết luận của 2 cấp toà thì sẽ gây thiệt hại nhiều tỷ đồng tài sản của Nhà nước nên Vigecam không chấp thuận và đã kháng cáo để được xét xử giám đốc thẩm.

Để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước cũng như bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tại phiên toà giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử sau khi xem xét đã tuyên hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm với lý do: Hợp đồng chuyển nhượng số 01/HĐCN đã vi phạm pháp luật: Vigecam là DN Nhà nước cho nên, số cổ phần ở CTCP Bảo Minh do Vigecam nắm giữ là tài sản Nhà nước. Việc thực hiện chuyển nhượng đã vi phạm các quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhượng bán tài sản của Cty Nhà nước.

Theo một số thẩm phán có kinh nghiệm, xét xử các vụ tranh chấp cổ phần rất phức tạp. Tuy nhiên, điều cần làm rõ là vì sao ông Khánh lại có những quyết sách làm thiệt hại nhiều tỷ đồng của Nhà nước khi bán cổ phiếu ra ngoài trước thời hạn và với giá rẻ đến như vậy. Qua đó, đẩy Tổng Cty thành bị đơn của một DN tư nhân, trở nên tai tiếng là đơn vị tiền hậu bất nhất, mất nhiều thời gian, trí tuệ vào việc hầu các cấp tòa chỉ vì bảo vệ tài sản của Nhà nước. Đây cũng là bài học lớn cho việc mua bán chuyển nhượng cổ phần giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể và ngược lại. Điều tôn trọng hàng đầu là phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản quy định về chuyển nhượng.

TAND TP Hà Nội yêu cầu điều tra bổ sung vụ án ông Trần Văn Khánh lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Trong năm 2007, Báo Thanh tra đã loạt bài điều tra làm rõ nhiều hành vi tiêu cực của ông Khánh. Sau đó, ông Khánh đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Sau ít ngày xét xử, ngày 8/3/2011, TAND TP Hà Nội đã tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án nguyên Tổng Giám đốc Tổng Cty Vật tư nông nghiệp Trần Văn Khánh cùng đồng phạm Nguyễn Văn Hiếu (52 tuổi, nguyên Giám đốc CTCP Thương mại và Du lịch Thành Lợi) bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cụ thể, bị cáo Trần Văn Khánh có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng tiền  của Nhà nước để  mua xe Mercedes S420 giá 100.000 USD. Ông Khánh “lập kế hoạch” để bị cáo Nguyễn Văn Hiếu đứng tên trong hợp đồng mua. Sau đó, ông chỉ đạo Phòng Hành chính, kế toán làm thủ tục thuê lại chiếc xe này cho Tổng Giám đốc sử dụng với giá 48 triệu đồng mỗi tháng. Tổng số tiền bị cáo Khánh chiếm hưởng của Nhà nước trong vụ việc này là hơn 1,1 tỷ đồng. Tại tòa, ông Khánh và luật sư bào chữa đều cho rằng, hành vi trên đã bị Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn xử phạt hành chính, nên đề nghị không xem xét xử lý lại. Ông Khánh đã nộp lại 2,3 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử nhận định: Một hành vi không thể xử lý 2 lần. Nếu thấy rằng, hành vi của ông Khánh ở mức độ phải xử lý hình sự thì cơ quan tố tụng cần yêu cầu Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn rút lại quyết định xử phạt hành chính trước đó.

Ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự bị cáo Trần Văn Khánh về việc sử dụng xe sang vượt quá tiêu chuẩn làm thất thoát hơn 1 tỷ đồng của Nhà nước, Viện Kiểm sát còn xác định bị cáo Khánh đã cùng đồng phạm Nguyễn Văn Hiếu bàn bạc, gian dối trong việc nhập mua gần 6.000 tấn phân u-rê, ghi lùi thời gian mua, bán hàng hóa trong hợp đồng để tạo chênh lệnh giá bòn rút hơn 1,6 tỷ đồng của Nhà nước...

 Lộc Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines

(Thanh tra) - Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.

TC

20:44 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm