Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/01/2013 - 14:50
Theo quy hoạch, đến năm 2030, thành phố Hà Nội dự kiến có 1.500 làng có nghề. Thành phố thực hiện bảo tồn và khôi phục 21 làng, đồng thời xây dựng 17 làng để gắn phát triển kinh tế làng nghề với du lịch.
Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp ở xã Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Để thực hiện hiện được mục tiêu trên, thành phố dự kiến nguồn vốn đầu tư trên 8.500 tỷ đồng. Đi kèm với việc đầu tư, Hà Nội sẽ thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp các làng nghề phát triển một cách bền vững, lâu dài và người lao động có thể gắn bó ổn định với nghề.
Thành phố chú trọng các khâu như: tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, liên kết với các tỉnh lân cận trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ; gắn kết các làng nghề với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại; mở các tour tuyến du lịch liên hoàn, đồng bộ kết hợp với giới thiệu sản phẩm, thăm quan các làng nghề để bán sản phẩm...
Hà Nội đặt mục đến năm 2015, tỷ trọng sản xuất nghề, làng nghề đạt 8,4%; đến năm 2020 chiếm 8,5% và đến năm 2030 chiếm 8,9% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thành phố.
Thành phố sẽ hạn chế việc mở rộng tràn lan các làng nghề và sẽ di chuyển làng nghề vào các cụm công nghiệp tập trung để quản lý tốt về môi trường, an ninh xã hội.
Tới đây hàng chục làng nghề sẽ được xử lý tốt về môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 đến 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, tạo việc làm mới cho khoảng 200.000 lao động với mức thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề phấn đấu đạt 25-30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35-40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030.
Một số ngành nghề truyền thống sẽ được ưu tiên cũng như đẩy mạnh phát triển như ở các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm sản, dệt lụa, thêu, ren, gốm sứ; da, giầy...
Ngoài ra, các ngành nghề phụ trợ cho sản xuất công nghiệp như dệt may, cơ kim khí, điện, rèn, dao kéo, chế biến xuất khẩu cũng được chú trọng phát triển.
(Theo TTXVN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà