Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gia tăng nguy cơ thiếu đường

Thứ sáu, 27/04/2012 - 09:13

(Thanh tra)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15/4, đã có 16 nhà máy đường dừng sản xuất. Nếu không có chính sách tạm trữ để giữ đường cung ứng cho vụ sản xuất các tháng sau thì khả năng đến tháng 8, 9/2012 sẽ bị thiếu đường.

Tính đến giữa tháng 4, so với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép và lượng đường sản xuất đều tăng. Tuy nhiên, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 355 ngàn tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 170 ngàn tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/3 đến 15/4 là 219,7 ngàn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 146,8 ngàn tấn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng đường tiêu thụ tăng là do các doanh nghiệp kinh doanh thu mua và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đến thời điểm hiện nay, vụ sản xuất 2011 - 2012 dự kiến ép được 14,6 triệu tấn mía, sản xuất được 1,3 triệu tấn đường, giảm 87 ngàn tấn so với kế hoạch ban đầu. Số lượng đường dự kiến sản xuất được từ nay đến cuối vụ là 195 ngàn tấn, cộng với số lượng đường tồn kho và lượng đường sẽ nhập khẩu theo thỏa thuận WTO (70 ngàn tấn) thì tổng lượng đường có từ nay đến đầu vụ sau là 620 ngàn tấn. Lượng đường này vừa đủ cho nhu cầu trong nước từ nay đến đầu vụ sau và thực tế còn bị thiếu nếu không tính đường nhập lậu.

Với tình hình vẫn tiếp tục xuất khẩu đường sang Trung Quốc như hiện nay, nếu không có chính sách tạm trữ để giữ đường cung ứng cho vụ sản xuất các tháng sau thì khả năng đến tháng 8, 9/2012 sẽ bị thiếu đường. Trong khi đó, đến tháng 9 các nhà máy mới bắt đầu niên vụ 2012 - 2013.

Về giá thành, do nhu cầu tăng nên giá đường khu vực miền Nam và miền Trung có nhích lên khoảng 200 đến 500 đồng/kg. Ở miền Bắc, giá vẫn giữ nguyên và có nhà máy giảm giá khoảng 300 đồng/kg so với tháng trước. Hiện nay, giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy trên cả nước phổ biến ở mức 16.500 đến 16.700 đồng/kg.

Giá mua mía tại ruộng vẫn ổn định như tháng trước. Ở khu vực miền Bắc, giá từ 900.000 đến 1.050.000 đồng/tấn. Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá từ 900.000 đến 1.070.000 đồng/tấn. Ở khu vực Đông Nam Bộ, giá từ 1.000.000 đến 1.100.000 đồng/tấn. Và ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá giảm xuống còn 950.000 đồng/tấn.

DN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm