Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 30/08/2011 - 07:32
(Thanh tra)- Kết quả về hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) 5 năm qua vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) công bố với 4.386 đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm. Qua đó, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới được tạo ra; nhiều quy trình công nghệ được phát triển ứng dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Việt Nam.
Cần đầu tư đồng bộ cho KHCN nông nghiệp
Đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
Theo thống kê, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã nghiên cứu và tạo ra được 273 giống cây trồng được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới và cho sản xuất thử, trong đó có 97 giống cây trồng được công nhận chính thức. Điển hình là, lúa lai F1 đã góp phần hạn chế nhập khẩu hạt giống lúa lai, hàng năm đã tiết kiệm được 60 triệu USD. Đồng thời, khuyến cáo các nhà khoa học trong nước đầu tư nghiên cứu lúa lai, sản xuất được 15.065 tấn, hình thành vùng sản xuất tập trung bảo đảm năng suất và chất lượng giống. Theo đánh giá của các chuyên gia, nhìn chung các giống lúa mới có nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi trong cả nước, trong đó 80% diện tích lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng các giống chủ lực phục vụ xuất khẩu...
Cùng với các loại giống mới, nhiều quy trình kỹ thuật mới được các nhà nghiên cứu đưa vào sản xuất như gieo thẳng trong thâm canh; cấy lúa tổng hợp; tưới nước khô ướt xen kẽ… giúp tiết kiệm 35 - 40kg hạt giống, giảm được 30 lao động/ha, tiết kiệm được 30 - 40 lit nước tưới.
Đối với lĩnh vực thủy sản đã tạo ra được công nghệ sản xuất giống chủ lực xuất khẩu như: Tôm sú, cá tra, cá rôphi, cua biển; cho ra được các công nghệ sản xuất giống ở một số đối tượng mới có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen cao với cá hô, cá chiên, cá lăng, hải sâm, tu hài, bào ngư…
Để ổn định sản xuất nông nghiệp, công tác quy hoạch hệ thống thủy lợi, phòng, chống ngập lụt và ứng phó với biến đổi khí hậu được ngành Nông nghiệp rất quan tâm. Vì vậy, chương trình KHCN phục vụ xây dựng đê biển ở Quảng Ninh đến Quảng Nam đã xây dựng đồng bộ các dữ liệu; đưa ra cơ sở khoa học lựa chọn quy hoạch tuyến đê, giải pháp công nghệ nâng cao ổn định đê biển, bổ sung vào các tiêu chuẩn ngành. Việt Nam cũng làm chủ được công nghệ chế tạo một số thiết bị SCADA phục vụ trong đo đạc quan trắc, điều hành hệ thống thủy lợi, bảo đảm an toàn phân phối nước. Các công nghệ đập trụ, đập sà - lan, cống ghép đã được cấp bằng độc quyền sáng chế giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng của các công trình thủy lợi từ 20 - 40%...
KHCN tăng thêm 60% giá trị nông sản
Mục tiêu chung của ngành Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020 là sẽ có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, có nhiều sản phẩm giá trị cao, sức cạnh tranh cao; đưa thu nhập cho người nông dân lên 2,5 lần so với hiện nay. Để đạt được các mục tiêu này phải đi kèm với các mục tiêu về KHCN. Theo đó, năng lực nghiên cứu và ứng dụng KHCN nông nghiệp phải đạt ngang tầm khu vực và thế giới; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý, tài chính về KHCN đưa tỷ lệ đề tài nghiên cứu có kết quả được ứng dụng vào sản xuất đạt trên 70%.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có chương trình đào tạo sau đại học với hợp phần riêng cho nông nghiệp (chỉ tiêu, tuyển riêng). Trong đó, đặt hàng sinh viên xuất sắc từ các trường đại học, chọn sau năm thứ 3 để tìm hướng, bồi dưỡng cả trong nước và nước ngoài. Sau đó trở về phục vụ cho công tác KHCN. Đồng thời, có thể tăng ngân sách cho Bộ NN&PTNT để KHCN gắn với đào tạo các trường hoặc với doanh nghiệp; tăng ngân sách đầu tư phát triển để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Và, các cấp có thẩm quyền cần xem xét cơ chế trích từ kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản để đầu tư lại cho KHCN nông nghiệp. Cùng với đó, tiếp tục cho phép Bộ NN&PTNT thực hiện 2 chương trình mới là chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới và chương trình KHCN nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu…
Bài và ảnh: Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý