Theo dõi Báo Thanh tra trên
TQ
Thứ bảy, 30/01/2021 - 19:18
(Thanh tra) - Giai đoạn 2016 - 2020 có 178 doanh nghiệp (DN) được cổ phần hóa (CPH). Tuy nhiên, chỉ có 37 DN CPH thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch).
Giai đoạn 2016 - 2020, tiến trình CPH DN diễn ra rất chậm. Ảnh: TQ
Để tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DN Nhà nước (DNNN) trong giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm.
Căn cứ kết quả thực hiện đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 và mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025 để tiếp tục hoàn thiện (đối với các DNNN chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020) hoặc xây dựng Đề án Cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025 một cách toàn diện về tài chính, nguồn nhân lực, đổi mới công tác quản lý DN thông qua áp dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản trị DN theo chuẩn mực quốc tế, cơ cấu lại sản phẩm, ngành nghề phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng kinh tế, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực hoạt động.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào các nội dung như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng danh mục tiêu chí DNNN thực hiện CPH, thoái vốn theo hướng tạo chủ động, gắn trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tiến độ thời gian việc sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH, thoái vốn nhà nước tại DN hiệu quả, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn nhà nước, có cơ chế giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.
Mặt khác, tăng cường công khai, minh bạch thông tin của các DNNN, đảm bảo dễ dàng tiếp cận, kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Tăng cường trách nhiệm giải trình của DN; phân biệt trách nhiệm của cơ quan quản lý phần vốn Nhà nước với người quản lý DN.
Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011 - 2020 theo hướng: Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tình trạng ngừng hoạt động, thua lỗ kéo dài, thất thoát vốn Nhà nước. Xây dựng phương án và lộ trình thực hiện có hiệu quả phương án để xử lý dứt điểm tình trạng này; không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản của nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Xử lý theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước; nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý.
Tiếp tục đẩy mạnh, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hình thức chủ yếu là CPH, thoái vốn các DNNN, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà nước. Cụ thể: Rà soát, đánh giá hiệu quả của phương án CPH, thoái vốn với phương án phá sản, bán toàn bộ DN, lựa chọn phương án phù hợp, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.
Củng cố mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại của các DNNN. Tăng cường giám sát, kiểm tra của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu khác. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với các DN hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc có các dự án kinh doanh thua lỗ, chậm tiến độ, kém hiệu quả. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi xảy ra vi phạm.
Người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, DNNN trực thuộc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Cơ cấu lại DN; tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án được duyệt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chương trình Thực tập sinh tài năng (Viettel Digital Talent) mùa bốn vừa khép lại với hơn 101 sinh viên xuất sắc được tuyển dụng chính thức vào làm việc tại Viettel, đây là số lượng tuyển dụng lớn nhất trong 4 năm tổ chức.
(Thanh tra) - Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước NHNN ban hành nêu rõ, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Uyên Uyên
22:33 22/11/2024Hoàng Nam
22:03 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024PV
21:09 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương