Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đắk Lắk lọt “tầm ngắm” thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Anh Minh

Thứ sáu, 29/03/2024 - 09:06

(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định về việc ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024. Theo đó, trong năm, Bộ này sẽ tiến hành 42 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, hành chính, tại nhiều bộ, ngành, UBND các tỉnh, công ty… trong đó, có tỉnh Đắk Lắk.

Đắk Lắk lọt “tầm ngắm” thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Anh Minh

Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021-2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020-2023 tại Đắk Lắk. Thời gian thanh tra 45 ngày, trong quý III, quý IV.

Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, địa phương này được Trung ương tạo điều kiện, bố trí nguồn vốn để thực hiện nhiều công trình, dự án lớn, tạo bệ phóng vươn tới mục tiêu đến năm 2025 xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh những việc làm được, công tác triển khai đầu tư công ở Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, trong đó còn tình trạng chậm giải ngân vốn, chậm tiến độ thi công.

Năm 2023, tỉnh này bị Bộ Tài chính “tuýt còi” khi có tới 10 dự án đầu tư công có tỉ lệ giải ngân cực thấp. Trong đó, có hai dự án chưa giải ngân đồng nào là đường từ xã Krông Ana đi khu vực đồn biên phòng 749 ra biên giới, huyện Buôn Đôn và dự án di dân khẩn cấp vùng lũ ống, lũ quét sạt lở đất cụm dân cư lưu vực xã lũ hồ Ea Súp Hạ, huyện Ea Súp.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk được giao làm chủ đầu tư công nhiều dự án, tuy nhiên có rất nhiều dự án chậm tiến độ, đội vốn lên hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Anh Minh

Các dự án còn lại, tỉ lệ giải ngân rất thấp, dưới 10% như: Dự án Xây dựng hạ tầng chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030. Kế hoạch vốn cho dự án này 100 tỷ đồng nhưng chỉ mới giải ngân được hơn 1 tỷ đồng (tỷ lệ 1%). Hệ thống kênh và công trình kiên cố có vùng tưới dưới 150 ha trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thuộc Dự án Công trình thuỷ lợi hồ chứa nước la Mơr giai đoạn 2 có kế hoạch vốn năm nay là 35 tỷ đồng nhưng chỉ giải ngân được 873 triệu đồng (tỷ lệ 2%). Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trung tâm điểm du lịch hồ Lắk, kế hoạch vốn năm 2023 là 69,2 tỷ đồng nhưng giải ngân chỉ hơn 1,7 tỷ (tỷ lệ 2%)…

Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành và các cơ quan liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ công tác thanh, quyết toán, kiểm soát chi, đẩy nhanh thủ tục giải ngân vốn đầu tư công các dự án có tiến độ giải ngân thấp; rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân hoặc không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn để tổng hợp theo quy định. Tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; đảm bảo việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định.

Sau tháng 10/2023, các dự án không có khả năng giải ngân hay không thay đổi về số liệu giải ngân, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng chỉ đạo địa phương kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các chủ thể khi dự án không giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công chung của quốc gia.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột không những chậm tiến độ và chi phí giải phóng mặt bằng "đội" lên trên 330 tỷ đồng. Dự án này còn được "nắn" tuyến vào khu dân cư . Ảnh: VL

Không chỉ có việc giải ngân vốn chậm, thời gian qua, Đắk Lắk có nhiều dự án “làm phiền” Trung ương khi chậm tiến độ, đội vốn trăm tỷ. Đơn cử, Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt với thời gian thực hiện từ 2020 đến 2023. Dự án được ngân sách Trung ương bố trí trên 1.500 tỷ đồng, quá trình triển khai, dự án thực hiện rất chậm so với kế hoạch đặt ra và chi phí giải phóng mặt bằng "đội" lên trên 330 tỷ đồng.

Dự án Hồ chứa nước Yên Ngựa, huyện Cư Kuin, với tổng mức đầu tư 305,5 tỷ đồng. Dự án này vừa chậm tiến độ, đội vốn hơn 180 tỷ đồng. Đây cũng là 1 trong 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước khác được Quốc hội xác định không hiệu quả hoặc lãng phí. Các dự án trên đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.

Bộ trưởng Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh trường hợp trong thời gian tới, dự án vẫn tiếp tục chậm trễ, không thể hoàn thành đúng thời hạn đã đề ra, đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét có chế tài đặc biệt trong việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk. Xem xét việc không giao cho Ban này làm chủ đầu tư với các dự án tiếp theo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top 2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top 2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

(Thanh tra) - Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.

PV

10:58 13/12/2024
Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm