Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyện bi hài tại chung cư cao cấp Văn Khê

Thứ năm, 24/03/2011 - 06:52

(Thanh tra)- Bỏ nhiều tỷ đồng mua “chung cư cao cấp”… Tiền nộp đủ, nhưng dọn về ở thì không điện, không nước… Chuyện bi hài này xảy ra ở khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tiền đã nộp đủ cho chủ đầu tư nhưng rất ít hộ dân mua căn hộ cao cấp dám về ở vì không có điện, nước.

Cao cấp không… điện, nước

Theo phản ánh, chúng tôi tìm đến địa chỉ nói trên và được các hộ dân từ lô số 5 đến lô 23 (khu liền kề 23) cho biết, họ nhận nhà bàn giao từ phía chủ đầu tư 1 năm nay (từ tháng 4/2010)  nhưng chỉ có vài hộ  “dám” về ở. Lý do rất đơn giản: Dãy căn hộ cao cấp xây liền kề này không điện, không nước và thậm chí không có cả…lối vào! Hộ dân nào muốn có các “tiện nghi cao cấp” tối thiểu nêu trên đều phải tự tìm cách xoay sở, thuê kéo điện, nước về!

 Hợp đồng kinh tế giữa Cty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long (CTCPSĐTL) với người dân về việc mua quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở tại dự án (D.A) khu nhà ở Văn Khê ghi rõ: Chủ đầu tư (CTCPSĐTL) có trách nhiệm hoàn thành hạ tầng cơ sở (hệ thống điện, nước, đường đi, các công trình công cộng khác…) của từng lô đất; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ theo bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500. Thời gian hoàn thiện hạ tầng theo cam kết là quý III/2009. Các hộ dân có trách nhiệm chuyển giao hết tiền khi nhận nhà đã được chủ đầu tư xây dựng theo đúng cam kết hợp đồng.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập: Dù nhận bàn giao nhà tròn 1 năm, tiền “nộp không thiếu một xu”, nhưng nhiều hộ dân không thể chuyển về ở vì chẳng lẽ ở chung cư cao cấp lại phải khoan giếng hay thắp… đèn dầu!

Đường 17m thành… ngõ 1,5m

Bi hài không điện, không nước có lẽ chưa bi… kịch bằng nguy cơ nhiều hộ dân bị… bít cả đường vào nhà, bởi một trạm biến áp “bất ngờ” được thi công.

Chủ căn hộ lô LK 23 - 11 tên là Tuấn, từ đầu tháng 3 đến nay, cứ nhấp nhổm như sắp xảy ra… động đất vì tự dưng thấy nhóm thợ vác cuốc thuổng đến ngay trước cửa nhà mình đào cái hố to gần bằng cái ao… Hỏi: “Sao đào ao trước cửa nhà tôi?”, ông Tuấn được nhóm thợ thủng thẳng cho biết, họ đào để xây dựng một trạm biến áp điện quy mô. “Ao” đào xong, gạch đá đổ rào rào trước cửa, buộc các chủ căn hộ cao cấp phải “khắc phục” bằng cách, đi men theo lối ruộng để vào nhà. Các hộ dân ở đây còn lo ngại rằng, họ đang đứng trước nguy cơ bị bịt lối đi khi trạm biến áp được xây dựng xong.

Theo Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 28/6/2006 và Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 18/1/2007 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về quy hoạch chi tiết D.A khu nhà ở Văn Khê, trước mặt khu liền kề 23 là một con đường rộng 17m, có vỉa hè, đường vào nhà, khoảng lưu không… không có chi tiết nào thể hiện sẽ xây dựng trạm biến áp trước nhà dân.
Lối đi bị trạm biến áp “bít” tuy thế chưa khiến những người bỏ tiền tỷ mua căn hộ cao cấp lo sợ… bằng việc người ta sẽ “xây dựng thêm” một khu nhà mới trên khoảng đất lưu không được quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh của cả khu 23. Hàng chục hộ dân biết việc “biến hóa” quy hoạch này đang rất phẫn nộ, cho biết, hợp đồng kinh tế của họ đã bị vi phạm trắng trợn và họ sẽ khởi kiện chủ đầu tư ra tòa nếu như họ không có phương án xử lý!

 Chủ hộ ngao ngán nhìn “cái ao” được đào trước cửa nhà mình để xây trạm biến áp không có trong quy hoạch.


Đi tìm thực hư câu chuyện bi hài nói trên, chúng  tôi được  ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng Giám đốc CTCPSĐTL “chân tình” cho biết: “Phản ánh của các hộ dân là đúng! Chủ đầu tư thừa nhận sai sót về mình. Việc chưa hoàn thiện hạ tầng cơ sở như điện, nước dẫn vào từng lô là có thật, nhưng chúng tôi mong bà con thông cảm!”. 

Cũng theo ông Dũng, đơn vị thi công đã hoàn thiện hạ tầng đường dây điện ngầm và đường ống dẫn nước đến khu vực hàng rào của khu căn hộ. Lý do chậm trễ đó là việc kéo điện, nước từ nơi cấp phát về. “Từ trạm biến áp Ba La về tới Văn Khê khoảng hơn 15km, chúng tôi phải tiến hành thỏa thuận, đền bù đối với các hộ dân mà đường điện đi qua”, ông Dũng nói.
Về con đường rộng 17m trước khu liền kề 23 có trong quy hoạch, ông Dũng phân trần: “Trong quy hoạch chi tiết, tuyến đường này rộng 17m, nhưng thực tế chỉ còn 1,5m - 2m. Biết là như thế, nhưng tôi cũng không thể giải (cũ) phê duyệt từ năm 2006, tuy nhiên sau đó, D.A giãn dân Vạn Phúc lại được cấp liền kề với D.A của chúng tôi. Khi biểu hiện trên thực địa, vùng giáp biên của hai D.A này bị biến đổi. Đây là lỗi của cơ quan cấp phép, họ chưa đi thực tế trước khi ký quyết định phê duyệt. Chúng tôi cũng đang đau đầu về điều này!”.

Ông Dũng cũng khẳng định: “Trạm biến áp xây trước nhà dân không nằm trong bản đồ quy hoạch và cũng không do CTCPSĐTL xây dựng. Chúng tôi sẽ bứng trạm biến áp này đi vì nó không có trong sơ đồ quy hoạch… Hình như nó thuộc D.A giãn dân Vạn Phúc. Không có lý gì mà họ được xây dựng trạm điện trên khu quy hoạch của chúng tôi".

Trong buổi làm việc với báo chí vào ngày 16/3/2011 về tình trạng bi hài và cả bi kịch được dự báo trong tương lai (vì lối đi bị bít hoặc bị thu hẹp chỉ bằng cái ngõ) của một khu đô thị cao cấp nằm trong vùng quy hoạch đầy năng động của Hà Nội, ông Dũng cam kết: “Chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan chức năng đề nghị thực hiện theo đúng quy hoạch mà chúng tôi đã được cấp phép. Sau 15 ngày, sẽ có phương án trả lời người dân. Một là, chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng (hoàn thành hạ tầng, điện nước, cây xanh, các công trình công cộng khác…), bảo đảm con đường rộng tối thiểu phải được 9m chứ không thể để 1,5 - 2m được. Trường hợp không được như vậy, chúng tôi sẽ họp người dân để lên phương án đền bù bằng tiền”.

Ý kiến cùng cam kết đầy thiện ý của ông Nguyễn Trí Dũng cũng đồng thời cho thấy một thực tế mà bất cứ người dân mua căn hộ nào cũng phải đối mặt, đó là “chung cư cao cấp” luôn có nguy cơ bị biến tướng thành một nơi ở luộm thuộm “phố không ra phố, làng chẳng ra làng”.

Thanh Tùng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm