Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/04/2012 - 19:41
(Thanh tra) - Nhằm tìm ra giải pháp cân đối cung - cầu cho ngành Mía đường trong năm 2012, tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên vừa có cuộc họp đối thoại giữa các doanh nghiệp (DN) sử dụng đường và các nhà máy sản xuất đường Việt Nam.
Sản lượng đường cả nước năm 2012 vượt 1,5 triệu tấn
Tại cuộc họp, tất cả các DN sản xuất đường đều khẳng định, mình đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do cung chưa gặp cầu…
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trên thực tế ngành Mía đường của Việt Nam đang thiếu sức cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thành đường trong nước cao hơn so với giá đường của nước khác, vì vậy các DN mía đường đang phải chịu nhiều sức ép.
Cũng theo ông Long, trong năm 2012, cả sản lượng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ đường trong nước đều tăng lên so với năm 2011. Tuy nhiên, DN sản xuất đường chỉ tính được nguồn cung do mình sản xuất ra, chứ không tính được số lượng đường nhập lậu và nhu cầu thực tế của các DN sử dụng đường. Do vậy, dù lượng sản xuất trong năm nay có thể đạt tới 1,5 triệu tấn đường, nhưng ngành Đường lại không tiếp xúc được với các đối tác lớn như Vinamilk, Kinh Đô, Red Bull Việt Nam…
Tổng Giám đốc Công ty Đường Khánh Hòa, Đỗ Thành Liêm nói, với mức giá và chất lượng đường như hiện nay thì ta chưa thể cạnh tranh với các nước có nền sản xuất mía đường lớn như Thái Lan, Brazil hay Ấn Độ. Do vậy, khi giá đường nhập khẩu rẻ hơn giá đường trong nước, chắc chắn DN sử dụng đường sẽ nhập thay vì phải mua trong nước.
“Bộ Công thương lâu nay vẫn quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu đường với mục đích bình ổn giá. Tuy nhiên, phương thức này đang tồn tại nhiều lỗ hổng bởi không quản lý việc DN có xuất nhập thực sự hay không. Chính vì vậy đã có không ít trường hợp DN lại lợi dụng hạn ngạch được cấp để tạm nhập tái xuất, gây bất ổn thị trường”, ông Liêm nói.
Một DN thương mại đường cho biết, hy vọng lớn nhất của ngành Đường hiện vẫn là xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, thị trường này có những chính sách điều chỉnh rất linh hoạt, lúc thì thả, lúc thì thắt chặt nên cần cẩn trọng khi xuất hàng hóa sang đây.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Công ty Bibica Trương Phú Chiến, một DN sử dụng đường cho rằng, nhu cầu sử dụng đường cho chế biến sản xuất bánh kẹo mỗi năm của Bibica khoảng 6.000 tấn, do nhu cầu thực tế trong nước không đáp ứng hết nên công ty đã chọn giải pháp dùng 50% đường nhập khẩu. Hơn nữa, việc mua bán đường trong nước gặp nhiều bất lợi cho DN khi phải bỏ ra một khoản tiền quá lớn và lại còn bị dao động giá cả, lúc cao lúc thấp. Ông Chiến nhấn mạnh: “Lợi nhuận đang rơi vào túi DN sản xuất đường, vì hiện nay chỉ có 40 DN sản xuất đường nhưng có tới hàng trăm DN sử dụng và hàng triệu người tiêu dùng đường”.
Ông Mai Hoài Anh, Phó phòng xuất nhập khẩu Công ty Vinamilk nhận định, nếu giá đường trong nước và giá đường nhập khẩu ngang nhau thì chắc chắn Vinamilk sẽ không bỏ ngoại tệ để nhập khẩu đường nữa. Tương tự, Chủ tịch HĐQT Công ty CP sữa Hà Nội (Hanoi milk) Hạ Ngọc Tuấn cho biết, cứ với 1.000 tấn đường nhập khẩu các DN sẽ tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng so với mua trong nước. Nếu DN trong nước cân đối được giá đường bán ra (khoảng 14.000 đồng/kg) thì Hanoi milk sẽ không nhập khẩu nữa.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, để ngành Sản xuất và Sử dụng đường tìm được tiếng nói chung, các DN cần xem rõ khả năng cung cấp và nhu cầu của nhau để giảm nhập khẩu, tăng lượng tiêu thụ đường trong nước. Đồng thời, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo đơn vị thuộc Bộ triển khai các giải pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho các DN trong ngành Đường.
Minh Mẫn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật