Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/06/2011 - 07:49
(Thanh tra)- Sau nhiều tháng liên tục tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã “hạ nhiệt” còn 2,21% giảm so với tháng 4 là 1,11% (tháng cao đỉnh điểm với 3,32%). Tuy nhiên, diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới từ nay đến cuối năm còn chưa lường hết khó khăn, bất thường xảy ra, các yếu tố gây áp lực lên lạm phát còn ở mức cao.
Áp lực tăng giá vẫn lớn
Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế, sau mức cao kỷ lục của CPI tháng 4, với 3,32%, thì con số 2,21% tháng 5 vẫn tương đối cao. Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2011, CPI đã tăng 12,07% so với tháng 12 năm 2010 và tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là đặc trưng của năm 2011 và đã được cảnh báo, do sức ép lên lạm phát thời gian qua hội tụ từ rất nhiều lý do, nhất là việc điều chỉnh giá nguyên, nhiên liệu đầu vào theo thị trường đột ngột, cùng một thời điểm và tăng quá cao như điện, xăng dầu, than…) rất khó kiểm soát. Đó là chưa kể lãi suất ngân hàng (NH), tỷ giá VND/USD luôn ở mức cao.
TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội cho rằng, dù CPI tháng 5 sẽ khởi động chu kỳ đi xuống của đồ thị và sẽ kéo dài đến tận quý III mới quay đầu đi lên theo chu kỳ nửa sau của năm. Tuy nhiên, mức lạm phát vẫn còn khá cao, nên tháng 6, 7 tới, CPI dự báo vẫn ở mức trên 1%, nâng số tháng liên tục có CPI cao trên 1% năm nay lên 9 tháng.
Dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, vừa đưa ra thấp hơn, với mức mức tăng CPI trong tháng 6 có thể đạt 0,7 - 0,8% so với tháng 5 do nền kinh tế đã xuất hiện nhiều yếu tố giúp kiềm đà tăng giá, như cân đối cung - cầu hàng hóa được bảo đảm, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ổn định hơn… Dù vậy, cơ quan này cũng thừa nhận, vẫn còn những nhân tố có thể phá vỡ xu hướng tích cực trên, đặc biệt là giá xăng dầu thế giới được dự báo chỉ giảm trong ngắn hạn; sản xuất nông nghiệp đang vào mùa mưa bão và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn tiếp tục phức tạp; lãi suất NH và giá cả nhiều loại vật tư cho sản xuất còn cao; nhập siêu vẫn tăng, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và gây sức ép lên tỷ giá VND/USD bất lợi cho nền kinh tế…
Điều đáng chú ý, trong khi chính sách tiền tệ được thực thi một cách quyết liệt thì chính sách tài khóa (cắt giảm đầu tư công) vẫn bị thả lỏng làm cho việc chống lạm phát khó phát huy tác dụng mà còn tác động ngược bất lợi cho nền kinh tế. Tính đến tháng 5, dù tổng vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn và tổng Cty Nhà nước cam kết cắt giảm trong năm 2011 đạt 97.000 tỷ đồng, nhưng việc thực hiện vẫn chưa có kết quả như mong muốn. Trái lại, báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng cao so với GDP, cụ thể: Thực hiện trong tháng 5/2011 ước tính 17.800 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm nay đã thực hiện đạt 73.300 tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nhiều địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực hiện lớn và tăng cao so với cùng kỳ như: Hà Nội tăng 17,3%, TP HCM 9,5%, Đà Nẵng 14,2%, Hậu Giang 41,7%, Cần Thơ 31,9%...
Nguy cơ suy giảm nội lực
Do việc thực hiện chính sách tài khóa lỏng lẻo nên gánh nặng chống lạm phát đổ dồn về chính sách tiền tệ. Hàng loạt biện pháp như thắt chặt tăng trưởng tín dụng và giảm cho vay phi sản xuất (chủ yếu là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán…), tăng vốn dự trữ, tăng tỷ giá, tăng lãi suất cơ bản… là đúng hướng trong tình thế cấp bách, ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng gây khó khăn lớn cho cả hệ thống NH và doanh nghiệp (DN). Để tăng tính thanh khoản, bảo toàn được vốn và lợi nhuận, nhiều NH thương mại đã lách luật tăng lãi suất lên cao, cho vay đảo nợ, gia hạn nợ… khiến cho nợ khó đòi, nợ xấu có nguy cơ tăng cao.
Từ đầu năm đến nay, dù loay hoay tìm đủ cách tiết giảm chi phí sản xuất để ứng phó với lãi suất, chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng cao và hạn chế tăng giá thành sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động… nhưng phần đông các DN, nhất là DN vừa và nhỏ, hộ sản xuất, kinh doanh vẫn khó trụ được vì thua lỗ, nợ nần. Tình trạng này đã khiến nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Thậm chí, nhiều DN có vốn gửi NH để lấy lãi vì tính ra, lãi gửi tiết kiệm thu về còn cao hơn cả lợi nhuận làm ra. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đánh bắt thủy sản, từ đầu năm đến nay, nhiều tỉnh miền Trung có tới 50% lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ phải ngừng hoạt động vì lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí xăng dầu, lãi vay NH… Còn, thị trường bất động sản, chứng khoán đang hết sức khó khăn vì nan giải với bài toán vốn. Riêng, thị trường chứng khoán không những tụt dốc mạnh mà mất đi tác dụng lớn là kênh huy động vốn của các DN niêm yết.
Vấn đề bức thiết đặt ra lúc này, bên cạnh việc tiếp tục tập trung chống lạm phát cao, phải có những biện pháp cần thiết để hạn chế nguy cơ suy giảm nột lực tăng trưởng sau lạm phát cao.
Trần Danh Thái
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, và hàng nghìn khách mời quan tâm.
TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang