Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bình Dương: Năm 2023, GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng

Chu Tuấn

Thứ tư, 27/12/2023 - 13:49

(Thanh tra) - Năm 2023, tỉnh Bình Dương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức… Trên cơ sở kết quả 11 tháng, ước cả năm 2023 đạt hầu hết các chỉ tiêu xã hội, môi trường và đô thị thông minh; các chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch nhưng vẫn có tăng trưởng so với năm 2022…

Năm 2023, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) Bình Dương ước tăng 5,97%; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng...

Sáng ngày 27/12/2023, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban báo chí và thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023.

UBND tỉnh cho biết, ngay từ đầu năm, đã triển khai quyết liệt các nghị quyết, văn bản của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo từng tháng, từng quý, nên hoạt động sản xuất, kinh doanh từng bước phục hồi tích cực; tình hình kinh tế - xã hội đạt kết quả khả quan, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 5,97%; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là 66,26% - 23,71% - 2,64% - 7,39%.

Ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò chủ lực của ngành công nghiệp và đóng góp chính vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước chỉ tăng 5,95%...

Tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, nguồn cung các mặt hàng luôn được bảo đảm nên giá cả hàng hóa ổn định; các doanh nghiệp bán lẻ tích cực triển khai đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ USD, giảm 7%.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ước đạt 31,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ USD, giảm 7%. Ảnh: Đ.T

Trong lĩnh vực đầu tư công, đến 22/12/2023, tổng giá trị giải ngân 15.536 tỷ đồng, đạt 69,55% kế hoạch tỉnh và đạt 123,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 164.300 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2022).

Tính đến ngày 15/12/2023, đã thu hút 85.498 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh đầu tư trong nước và 1,495 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Kết thúc năm, thu ngân sách ước thu đạt 73.257 tỷ đồng, đạt 98% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 10% so với thực hiện năm 2022. Tổng chi cân đối ngân sách thực hiện 33.235 tỷ đồng, đạt 100% dự toán đầu năm…

Trong năm, tỉnh cũng đã khẩn trương rà soát, tích hợp các quy hoạch thành phần; lấy ý kiến góp ý của các tỉnh, thành phố và bộ, ngành Trung ương đối với quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thị xã Bến Cát, thành phố Thuận An; điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Thủ Dầu Một (quy hoạch năm 2012); công bố Dĩ An là đô thị loại II. Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và thị trường bất động sản; ban hành Chương trình phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2021 - 2030…

Cùng với đó, đã tổ chức khởi công 2 gói thầu đường Vành đai 3; thường xuyên kiểm tra tiến độ, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn các dự án giao thông trọng điểm; triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường Vành đai 4, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; kịp thời hướng dẫn, ổn định hoạt động kiểm định xe cơ giới và đào tạo, tổ chức các kỳ thi sát hạch lái xe; rà soát, sắp xếp các trạm thu phí và tổ chức giao thông trên một số tuyến đường...

Bên cạnh đó, tháo gỡ khó khăn trong công tác thẩm định giá đất, đẩy nhanh tiến độ chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm; rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại các dự án, khu đô thị; thường xuyên kiểm tra, xử lý các cơ sở, hành vi gây ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản trái phép...

Tỉnh đã tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm toán. Toàn ngành Thanh tra đã tiến hành 80 cuộc thanh tra hành chính và 612 cuộc thanh tra chuyên ngành. Công tác phòng, chống tham nhũng được quan tâm chỉ đạo, các giải pháp phòng ngừa được triển khai thực hiện đồng bộ; chủ động phối hợp nắm chắc tình hình công dân khiếu kiện đông người, phức tạp tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng”...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm