Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Hồi ở địa phương, tôi quy định nơi nào để dân đi khiếu kiện thì kiểm điểm bí thư, chủ tịch”

Hương Giang

Thứ ba, 10/12/2024 - 15:52

(Thanh tra) - Trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải công khai, xác định trách nhiệm, không thể chung chung mãi được, theo lời Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trình ra phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/12 cho thấy, trong tháng 10, 11, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng so với tháng 9. Đáng lưu ý, số người đeo bám khiếu kiện từ các địa phương kéo về Hà Nội tăng.

Vấn đề này, theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cần xem xét để giải quyết thấu đáo.

“Người dân khiếu kiện thật sự thì phân loại, phân tích xem Trung ương giải quyết gì, địa phương giải quyết gì để giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tìm hiểu những đối tượng khiếu kiện do kẻ xấu kích động để xử lý”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội cần nêu rõ "địa chỉ" chưa chú trọng, khẩn trương giải quyết khiếu kiện đông người. Ảnh: P.Thắng

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý, tình trạng khiếu kiện kéo dài đã được nói nhiều, nhưng đến nay vẫn xảy ra, chưa giảm, nên phải quan tâm xử lý.

Đề cập đến hạn chế, tồn tại trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chủ tịch Quốc hội đề nghị báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội cần nêu cụ thể địa chỉ cơ quan nào, địa phương nào chưa chú trọng, khẩn trương giải quyết khiếu kiện đông người.

“Đã đến lúc chúng ta cần phải công khai, xác định trách nhiệm, không thể chung chung mãi được”, theo lời ông Trần Thanh Mẫn.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bây giờ người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải tiếp công dân, giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo. Bởi, xã quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý thì người dân không lên huyện, lên tỉnh; tỉnh giải quyết rõ, cụ thể thì người dân không kéo về Trung ương.

“Tôi từng làm ở địa phương. Hồi đó, tôi quy định nơi nào để người dân đi khiếu kiện thì phải kiểm điểm bí thư, chủ tịch địa phương đó. Tại sao để người dân kéo lên hoài”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là “điểm nóng”, theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải quan tâm để làm sao “chuyện đại sự xuống trung sự, trung sự xuống tiểu sự, tiểu sự xuống vô sự”.

“Người dân rất ủng hộ cách mạng, rất ủng hộ chế độ chúng ta. Họ oan ức, uất ức vấn đề gì đó mà giải quyết chưa xong thì họ mới đi khiếu kiện”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị công khai lịch tiếp công dân ở bộ, ngành, địa phương và phải siết chặt vấn đề này.

Với Ban Dân nguyện, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy tốt hơn vai trò, chức năng của mình trong thẩm tra, xác minh, đôn đốc, chứ không chỉ chuyển đơn thư cho các cơ quan chức năng là xong.

“Phải theo dõi xem giải quyết như thế nào, giải quyết tới đâu, giải quyết có kết quả không để còn có báo cáo”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh; đồng thời đề nghị, phiên họp sau, báo cáo phải chi tiết, có địa chỉ cụ thể.

Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Theo báo cáo, trong tháng 10, 11, các cơ quan của Quốc hội đã tiếp 520 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 456 vụ việc, trong đó có 37 lượt đoàn đông người.

Qua tiếp công dân, các cơ quan đã ban hành văn bản chuyển đơn của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 50 vụ việc; hướng dẫn bằng văn bản 18 vụ việc; đã giải thích, hướng dẫn, thuyết phục công dân chấp hành đúng quy định của pháp luật 388 vụ việc.

Các cơ quan của Quốc hội cũng tiếp nhận, xử lý 4.188 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến, trong đó có 698 đơn đủ điều kiện xử lý, 3.537 đơn không đủ điều kiện xử lý. Theo đó, các cơ quan đã chuyển 327 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, ban hành 119 văn bản hướng dẫn, trả lời đơn công dân, tiếp tục nghiên cứu 130 đơn.

“Qua theo dõi, giám sát việc thực hiện kiến nghị tại các kỳ báo cáo trước, có 3 kiến nghị về 5 vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xem xét và giải quyết dứt điểm theo quy định pháp luật”, Phó Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công nói.

Từ tình hình khiếu nại, tố cáo trong tháng 10, 11, Ban Dân nguyện cũng đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao ban này tiếp tục theo dõi, đôn đốc và phối hợp với cơ quan của Quốc hội giám sát việc giải quyết 2 vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Cao Lãnh kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh

Thành phố Cao Lãnh kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh

(Thanh tra) - Qua 10 năm, việc thực hiện công tác tiếp công trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã đi vào nền nếp. Lãnh đạo ban, ngành và xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định, đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết định giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc bức xúc của công dân; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở.

Thu Huyền

13:56 11/12/2024
Kết luận tố cáo Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ

Kết luận tố cáo Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ

(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 142/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công dân.

Hoàng Long

21:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm