Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công ty Apromaco đã dồn người lao động vào đường cùng

Nhóm PV

Thứ hai, 20/07/2020 - 06:13

(Thanh tra) - Người có thâm niên lao động cao nhất cũng hơn 30 năm, trong đó có hơn 20 năm gắn bó với Cty Vật tư Nông nghiệp Thái Bình (nay là Cty CP Vật tư Apromaco Thái Bình). Người trẻ nhất cũng một mình nuôi 2 con nhỏ, ở với mẹ già, chồng đi làm xa...

Vậy mà bỗng một ngày, tất cả lao động bị Cty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.  
Điều cay đắng nhất là, trong khi bị ngưng trả lương, ngưng đóng tiền bảo hiểm xã hội, mất toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp thì những người lao động của Cty Apromaco vẫn miệt mài đi thu tiền hàng, nộp về Cty, vẫn ngày đêm cắt cử nhau trông kho bãi, canh giữ hàng hóa...

Chúng tôi không giấu được sự bất bình trước những giọt nước mắt của người phụ nữ đã gần 60 tuổi, mang trong mình căn bệnh ung thư ác tính. Bà Chu Thị Diệp bức xúc cho biết, vợ chồng tôi, mỗi người đều có trên 10 năm công tác trong quân đội, về Cty Apromaco cũng đã hơn 20 năm. Chúng tôi chỉ biết cần mẫn bán hàng cho khách, thu tiền về rồi nộp vào Cty. Bao nhiêu năm tháng, chúng tôi đi gần như hết đất Thái Bình này, giữ mối hàng quen, mở mang thêm mối mới. Ấy vậy mà, ở cái tuổi gần cầm trong tay sổ hưu, như nhiều Cty là được phân bớt việc để đợi sổ hưu, chúng tôi lại bị Cty sa thải một cách tức tưởi.

Bà Diệp cũng cho biết, ngoài vợ chồng bà, còn có 5 lao động nữa cũng bị Cty Apromaco đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng lạ ở chỗ, chỉ có ông Căn và bà Diệp nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. 5 người còn lại đến thời điểm này vẫn không nhận được quyết định từ phía Cty Apromaco. Trong khi tất cả các quyền lợi của người lao động như BHXH, BHYT, BHTN và thu nhập của người lao động từ tháng 7/2018 đến nay cũng bị Cty cắt hết.

"

"Kể từ ngày 3/7/2018, trụ sở văn phòng của Cty Apromaco tại số 196 Lý Thường Kiệt đã bị chiếm giữ trái pháp luật", bà Chu Thị Diệp bức xúc. Nhóm PV

Điều lạ còn ở chỗ, khi bị Cty cho thôi việc, ông Căn đang là Giám đốc Cty. Và, toàn bộ số tiền vợ chồng bà góp vốn trên 25% tương gần 4 tỷ đồng cũng “vỗ cánh bay đi” cùng với quyết định sa thải người lao động của Cty Apromaco!

Đáng nói, trong số 7 lao động này, có những trường hợp có hoàn cảnh rất khó khăn như bà Diệp đang chữa bệnh hiểm nghèo; chị Lê Thị Mừng, gia đình khó khăn, đang nuôi con nhỏ; chị Phạm Thị Thu Nam có chồng đi làm ăn xa, ở với mẹ già và nuôi 2 con nhỏ, nuôi thêm 1 đứa con cho em trai không may… Ấy vậy Cty Apromaco vẫn chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định. Không những vậy, còn cắt hết mọi chế độ từ đó đến nay.

Cũng theo bà Diệp, sự việc bắt đầu diễn ra ngày 3/7/2018, khi ông Căn là Giám đốc, Bí thư Chi bộ đang chủ trì cuộc họp Chi bộ với sự tham dự của các đồng chí Được, Oanh, Hà - Đảng ủy Khối doanh nghiệp về dự. Khi cuộc họp chưa kết thúc, các đồng chí Được, Oanh, Hà đã bỏ về trước. Cùng ngày, ông Lê Anh Linh (Ủy viên Hội đồng quản trị - PV) đã cùng một nhóm khoảng 18 người tiến vào yêu cầu ông Căn phải bàn giao công việc và hồ sơ tài liệu.

Sau khi xem các thủ tục bàn giao, ông Căn phát hiện, việc yêu cầu ông bàn giao công việc cũng như hồ sơ tài liệu là trái các quy định của pháp luật. Bởi, tất cả các cuộc họp hội đồng cổ đông trước đó của Cty không đề cập đến việc miễn nhiệm hay bãi nhiệm chức danh Giám đốc Cty Apromaco của ông Căn. Ông Căn đã đề nghị được cung cấp các quyết định hay văn bản bàn giao theo quy định, nhưng ông Linh không cung cấp được, nên ông Căn không bàn giao công việc cũng như hồ sơ tài liệu. Ông Linh cùng nhóm người trên đã tiến hành niêm phong phòng làm việc của Kế toán - hành chính, đập phá khóa cửa các phòng làm việc tầng 2 của Cty, phá hủy toàn bộ hệ thống camera giám sát và lục soát phòng làm việc của ông Căn. Ép ông Căn, bà Diệp bàn giao công việc, đập phá, làm mất nhiều hồ sơ, tài liệu, tiền bạc và đồ dùng cá nhân khiến người lao động trong Cty bức xúc.

Quá bức xúc, ngay chiều ngày 3/7/2018, ông Căn, bà Diệp cùng các lao động của Cty Apromaco đã gửi đơn đến cơ quan công an trình báo cũng như gửi UBND tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội kêu cứu.

Hàng trăm lá đơn của ông Căn, bà Diệp và những người lao động Cty Apromaco gửi đến các cơ quan chức năng. Nhiều phiếu chuyển đơn từ trung ương yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình xem xét, giải quyết, nhưng vẫn "bặt vô âm tín" .  Ảnh: Nhóm PV

“Cái đau đớn nhất của người lao động như tôi là gần 10 năm phục vụ trong quân đội, sau đó chuyển về Cty Apromaco thì giao nhiệm vụ làm thủ kho kiêm bán hàng thu tiền nộp về Cty theo giá của Cty. Cái gánh nặng của người thủ kho ở Cty này không như những nơi khác chỉ suất theo lệnh xuất hàng của lãnh đạo Cty, còn ở Cty Apromaco, thủ kho phải đi khai thác khách hàng, tìm mối bán sau đó thu tiền về nộp theo giá của Cty. Đặc thù công việc vất vả là thế, nhưng người lao động vẫn chuyên cần, hết lòng cống hiến, không một lời ca thán”, bà Diệp chia sẻ.

Còn ông Vũ Khắc Căn thì khẳng định, hiện tại ông vẫn là Giám đốc Cty Apromaco. Đến ngày 3/7/2018, ông không nhận được quyết định nào của Hội đồng quản trị hay tham dự bất cứ cuộc họp nào bàn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Giám đốc Cty của ông. Do vậy, đến thời điểm này, ông chưa bàn giao con dấu, hồ sơ tài liệu và quản lý các kho của Cty chứ không “chiếm đoạt”. Còn trụ sở văn phòng của Cty tại số 196 Lý Thường Kiệt đã bị chiếm giữ trái pháp luật từ ngày 3/7/2018. Việc Cty Apromaco chấm dứt hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội đối với với ông cũng như bà Diệp và 5 người lao động khác là trái quy định của pháp luật.

Ông Căn, bà Diệp cũng như chị Nam, chị Mừng, anh Hoạt, anh Tuyến, chị Liễu khẳng định, trong quá trình công tác tại Cty Apromaco, các ông bà không vi phạm nội quy, quy chế của Cty, không tự ý nghỉ việc theo quy định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động mà là Cty Apromaco chấm dứt hợp đồng lao động với các ông bà trái quy định làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.

Được biết, ngày 19/9/2019, trong chuyến công tác tại Thái Bình, Đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh rà soát phản ánh của bà Diệp, ông Căn. UBND tỉnh cũng đã giao các cơ quan chức năng gồm Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, xem xét, giải quyết.

Để hiểu rõ hơn vụ việc, ngày 7/7/2020, PV Báo Thanh tra đã có mặt tại trụ sở UBND tỉnh Thái Bình đặt lịch làm việc nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.
Phải chăng, sự vô cảm của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đang đẩy người lao động đến bước đường cùng? Có gì uẩn khúc sau màn sa thải người lao động nói trên?

Chúng tôi sẽ trở lại vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Bước tiến trong nhận thức của nông dân về quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo

Lai Châu: Bước tiến trong nhận thức của nông dân về quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, việc nắm bắt và tuân thủ đúng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là đối tượng nông dân. Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhận thức của nông dân Lai Châu về vấn đề khiếu nại, tố cáo đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần tạo ra sự minh bạch và công bằng trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại ở cơ sở.

Bùi Bình

11:00 04/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm