Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Phó
Thứ ba, 13/12/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Quảng Nam hiện có 26 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong đó có 23 giấy phép khai thác đá và 3 giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp. Quá trình hoạt động còn tồn tại một số hạn chế, nhất là việc khai thác ngoài phạm vi được phép; chậm cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác…
Dự án cải tạo nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh (Quế Cường, Quế Sơn, Quảng Nam) đã lấy đi hàng triệu m3 đất, đá. Ảnh: N.P
Từ năm 2016 đến nay, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã thực hiện 1 cuộc kiểm tra và 7 cuộc thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản tại 15 địa phương và 80 đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2022, Thanh tra Quảng Nam còn triển khai thanh tra việc quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện Nam Giang, Núi Thành và Hiệp Đức, giai đoạn 2015 - 2021. Hiện nay, đang thanh tra việc quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Đại Lộc.
Trong kỳ, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tiến hành kiểm tra, thanh tra tại 75 tổ chức, đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản.
Thanh tra Sở TN&MT đã tổ chức thanh tra tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Khoáng sản Miền Trung và Công ty Cổ phần Giao thông vận tải Quảng Nam đang khai thác đá tại xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên.
Qua thanh tra, kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 60 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về lĩnh vực TN&MT trong hoạt động khai thác khoáng sản, với tổng số tiền hơn 6,5 tỷ đồng.
Trong đó, Sở TN&MT Quảng Nam tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 25 đơn vị với số tiền 5,3 tỷ đồng, các trưởng đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra Sở TN&MT xử phạt 35 đơn vị hơn 1,2 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý đối với trường hợp Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hưng Đức Vinh do khai thác ngoài phạm vi cấp phép.
Đồng thời, buộc các đơn vị vi phạm nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp từ khai thác khoáng sản là 1,42 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 2 tháng đối với 1 đơn vị.
Đánh giá về tình hình khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế liên quan đến việc lắp đặt camera, trạm cân để theo dõi, giám sát khối lượng khai thác thực tế; về ranh giới, trình tự, công suất khai thác; một số mỏ chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Theo quan sát của chúng tôi, ở một vài nơi, doanh nghiệp núp bóng cải tạo nghĩa trang, mặt bằng để lấy hàng trăm nghìn m3 đất, đá vận chuyển ra bên ngoài san lấp, thu lợi lớn mà không cần thủ tục xin cấp phép mỏ.
Điển hình, dự án (DA) cải tạo nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh có quy mô trên 10ha đất thuộc khu vực đồi núi cao thôn Phú Cường 1, do UBND xã Quế Cường (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) làm chủ đầu tư.
UBND huyện Quế Sơn có biên bản thống nhất mức hỗ trợ lại cho ngân sách xã Quế Cường là hơn 10,6 tỷ đồng (1.015.000m3 đất x 10.500 đồng/m3), từ việc khai thác tận thu đất dư thừa trong quá trình triển khai san lấp mặt bằng nghĩa trang.
Tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn thống nhất chủ trương cho Cty TNHH MTV Xây dựng Quảng Phú (xã Quế Xuân 1, Quế Sơn) là đơn vị trúng thầu cải tạo nghĩa trang nhân dân Nỗng Tranh, tiến hành lập các thủ tục liên quan về việc khai thác tận thu đất dư thừa tại DA.
Theo người dân sở tại, nhà thầu đã và đang lấy đi hàng triệu m3 đất, đá; trước mắt là vận chuyển đất san lấp mặt bằng ra ngoài thu lợi mà không cần thủ tục rườm rà…
Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị Sở TN&MT tiến hành thanh tra, làm rõ DA này, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Việc khai thác khoáng sản trái phép ở một số huyện miền núi của tỉnh vẫn còn tái diễn liên tục và phức tạp.
Công tác theo dõi, thanh tra, tuần tra, truy quét, chốt chặn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm chưa kịp thời, triệt để; do lực lượng còn thiếu và hạn chế về chuyên môn vì phần lớn đều kiêm nhiệm và không được đào tạo chuyên môn ngành địa chất - khoáng sản.
Mặt khác, việc thanh tra, kiểm tra đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản bắt buộc phải thông báo bằng văn bản trước, nên các đơn vị triển khai các biện pháp đối phó như dừng khai thác, dừng vận chuyển, chế biến, tẩu tán tang vật… rất khó phát hiện và xử lý sai phạm.
UBND cấp huyện trong tỉnh tiến hành thanh tra, kiểm tra việc khai thác khoáng sản trên địa bàn còn ít, nội dung kiểm tra chưa sâu rộng và xử lý vi phạm nhiều lúc chưa nghiêm; một số địa phương còn đùn đẩy trách nhiệm thanh tra, kiểm tra cho ngành dọc hoặc cấp trên.
Để công tác quản lý việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng đi vào nề nếp, kỷ cương, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiến nghị Trung ương tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp lật về đất đai, khoáng sản đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả khi thi hành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành Luật Khoáng sản và xử lý các vi phạm liên quan.
Được biết, ngày 7/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh đã chủ trì buổi công bố Quyết định số 466/QĐ-TTCP ngày 29/11/2022 của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng và việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 29/11, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kết luận thanh tra số 268/Kl-TTr việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai. Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại đơn vị này.
Phương Anh
22:22 12/12/2024(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát hiện một số vi phạm, tồn tại; đồng thời, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm.
Trần Quý
10:00 12/12/2024Phương Anh
08:44 12/12/2024Văn Thanh
19:00 11/12/2024Hương Trà
18:24 11/12/2024Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Chu Tuấn
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu
TC
PV