Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ tư, 22/11/2023 - 09:00
(Thanh tra) - Qua thanh tra chấp hành công tác kế toán cho thấy, các đơn vị còn các khuyết điểm chưa thực hiện đối chiếu công nợ phải thu, phải trả cuối năm; công tác lập chứng từ, hạch toán kế toán còn thiếu sót chữ ký, ngày tháng năm, phiếu đề xuất, kế hoạch mua sắm… Một số khoản chi tiền mặt với giá trị lớn chưa thanh toán chuyển khoản, lập sổ theo dõi các quỹ công chuyên dùng tại xã...
Sau kết luận thanh tra, kiểm điểm nhiều cán bộ, tập thể liên quan ở huyện Thường Xuân. Ảnh: VT
Nhiều sai phạm ở các công trình xây dựng cơ bản
Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra việc quản lý, sử dụng nguồn phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật; quyết toán công trình, dự án và nguồn thu phí, lệ phí từ văn phòng 1 cửa còn những khuyết điểm như các chứng từ thanh toán còn chưa đầy đủ các thông tin, thiếu ngày tháng, thiếu chữ ký xác nhận chứng từ mua văn phòng phẩm… Thực hiện quy trình mua sắm, sửa chữa thường xuyên chưa đầy đủ theo quy định tại Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thiếu kế hoạch, báo giá, biên bản đánh giá báo giá…
Văn phòng HĐND-UBND huyện chưa thực hiện quyết toán nguồn thu từ văn phòng 1 cửa, là chưa đúng quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Qua thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản, về chất lượng các hồ sơ thiết kế, quy cách các hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 5571:2012 được quy định tại Điều 33 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ, như không có mục lục bản vẽ, chưa ghi ngày tháng và tỷ lệ bản vẽ; một số thiết kế bản vẽ thi công chưa khoa học, thông tin chưa đầy đủ, chưa chính xác.
Đối với giai đoạn lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện đầu tư xây dựng, qua kiểm tra 18 công trình cho thấy công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây lắp, UBND huyện Thường Xuân chủ yếu thực hiện lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu qua mạng và ký kết hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu vẫn chưa nêu rõ chủng loại, nhãn mác và xuất xứ các loại vật liệu cơ bản như xi măng, cát, thép... dẫn đến không có cơ sở để kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào trong quá trình thi công so với các chỉ tiêu kỹ thuật được thiết kế.
Công tác quản lý chất lượng thi công, nghiệm thu, các đơn vị thi công chưa thực hiện và lập đầy đủ hồ sơ, vẫn còn thiếu một số nội dung theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ, như chưa lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật. Chưa có báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Chưa lập kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chưa lập kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn. Bản vẽ hoàn công không ghi ngày, tháng, năm vào dấu hoàn công. Một số nhật ký thi công ghi thiết bị, máy móc chưa phù hợp với công việc thi công trong ngày; không ghi vật tư đưa vào sử dụng; chưa ghi số trang, đóng dấu giáp lai.
Đối với chủ đầu tư, chưa thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công chưa có văn bản thoả thuận về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
Về tiến độ thi công và chất lượng thi công: Một số công trình vẫn còn khiếm khuyết hiện trường cần xử lý như bề mặt lớp trát tường chưa phẳng; vị trí lắp đặt ống thoát chưa hợp lý; ván khuôn, bê tông còn cong vênh; một số điểm vỡ nứt nhỏ do mưa lũ; chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, thiếu các biển báo an toàn lao động... Trong quá trình kiểm tra hiện trường, đoàn thanh tra yêu cầu khắc phục, đơn vị thi công đã khẩn trương thực hiện. Có 2/18 công trình thi công chậm tiến độ so với thời gian cam kết trong hợp đồng xây lắp gồm công trình trường tiểu học thị trấn; công trình Trạm Y tế xã Ngọc Phụng.
Kiểm tra công tác phê duyệt quyết toán các công trình 2021-2022 cho thấy, thời gian quyết toán một số công trình còn chậm theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 20/2/2021 của Bộ Tài chính, chủ yếu là do chủ đầu tư tập hợp hồ sơ, trình thẩm tra phê duyệt chậm. Đối với 18 công trình được thanh tra, chưa có công trình phê duyệt quyết toán: Một số công trình đang thi công dở dang, một số công trình thi công đã xong, các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng, lập hồ sơ đề nghị quyết toán công trình. Về giá trị giảm trừ của 18 công trình (đều chưa phê duyệt quyết toán) gồm dự toán thiết kế, hợp đồng xây lắp tính thừa một số hạng mục công việc so với thực tế và thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, với tổng giá trị phải giảm trừ, không quyết toán là 914.172.834 đồng.
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan
Trách nhiệm đối với các khuyết điểm, vi phạm nói trên thuộc về UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch; Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; Chánh Văn phòng HĐND-UBND; Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ tịch UBND 5 xã, thị trấn được thanh tra và các cán bộ có liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
Các đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán, tư vấn thẩm tra chịu trách nhiệm đối với những khuyết điểm, vi phạm trong việc lập, thẩm tra dự án, thiết kế, dự toán công trình; các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm về công tác giám sát thi công và quản lý chất lượng, tiến độ thi công; các chủ đầu tư (đơn vị ủy thác) chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Từ những sai phạm nói trên, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa kiến nghị UBND, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan và đề ra biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời những khuyết điểm, vi phạm đã chỉ ra trong kết luận thanh tra. Thực hiện rà soát lại số nợ xây dựng cơ bản (XDCB) trên địa bàn toàn huyện; xây dựng kế hoạch xử lý nợ đọng XDCB theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên nguồn vốn để thanh toán nợ XDCB, đẩy nhanh các dự án trọng điểm nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện hoàn trả ngân sách tỉnh kinh phí thực hiện một số chương trình mục tiêu còn dư đã hết nhiệm vụ chi trong năm 2022 với tổng số tiền là 1.796.059.400 đồng. Bố trí kinh phí hoàn trả nguồn cải cách tiền lương (theo dõi tại các đơn vị, xã) với số tiền 517.683.000 đồng trong dự toán ngân sách huyện năm 2024.
Yêu cầu các chủ đầu tư giảm trừ giá trị xây lắp khi quyết toán các công trình được kiểm tra với số tiền là 914.172.834 đồng và các chi phí khác phải giảm trừ tương ứng với giá trị xây lắp. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra về Thanh tra tỉnh trước ngày 10/12/2023 để theo dõi, xử lý sau thanh tra.
Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND huyện: Kiểm tra, đánh giá kết quả việc rà soát lại quỹ đất công ích, quỹ đất do UBND xã quản lý để tổ chức đấu thầu, giao khoán, cho thuê đất nhằm mục đích tăng nguồn thu tại xã; phối hợp với các phòng, đơn vị xây dựng, thực hiện kế hoạch đấu giá đất kịp thời, đúng quy định.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng phối hợp UBND 16 xã, thị trấn thực hiện rà soát, đối chiếu công nợ phải thu đối với các hợp đồng ủy thác; chi phí quản lý dự án đối với các công trình, dự án UBND huyện là chủ đầu tư. Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp Văn phòng HĐND-UBND tham mưu UBND huyện tuyển dụng đối với vị trí việc làm là văn thư theo đúng quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021.
UBND các xã hoàn trả kinh phí chương trình mục tiêu đã hết nhiệm vụ chi năm 2022 theo đúng quy định với số tiền 6.878.000 đồng, cụ thể, xã Xuân Chinh 1.439.000 đồng, xã Xuân Cao 5.439.000 đồng. Chỉ đạo UBND 16 xã, thị trấn thực hiện rà soát, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện rà soát công nợ của 24 hợp đồng ủy thác, bố trí vốn trả dứt điểm nợ đọng XDCB, trong đó có nợ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện. Xây dựng phương án, báo cáo HĐND xã, UBND huyện để có biện pháp xử lý đối với công nợ đã lâu, không xác định được đối tượng thụ hưởng (nếu có); xây dựng, ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Luật Quản lý tài sản công...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.
Trần Quý
21:00 21/11/2024(Thanh tra) - Được giao số lượng người làm việc nhiều hơn so với quy định, dẫn đến kinh phí được cấp dư gần 519 triệu đồng, tuy nhiên Hiệu trưởng Trường Mầm non Đăng Hưng Phước không kịp thời báo cáo để xử lý mà sử dụng hết…
Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Lâm Ánh
09:00 20/11/2024Cảnh Nhật
08:30 20/11/2024Trần Kiên
07:08 20/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh