Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ ba, 21/11/2023 - 09:03
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN); đầu tư xây dựng; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh không chuyên trách cấp xã, thôn theo nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh trên địa bàn huyện Thường Xuân.
Huyện Thường Xuân nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản lớn. Ảnh: VT
Chưa tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản
Kết quả kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách cấp huyện đã chỉ ra các khuyết điểm, khi xây dựng dự toán NSNN năm 2022, trên cơ sở kết quả ước thực hiện thu NSNN năm 2021, UBND huyện Thường Xuân đánh giá chưa sát khả năng thực hiện thu NSNN, nhiều khoản thu UBND huyện lập dự toán thấp, dẫn đến việc tham mưu cho HĐND huyện giao dự toán chưa sát với nguồn thu thực tế phát sinh trên địa bàn.
Đối với việc lập và phân bổ dự toán chi ngân sách, dự toán chi ngân sách đã được phân bổ đến từng đơn vị, tổ chức sử dụng ngay từ đầu năm. Tuy nhiên còn dự toán của một số lĩnh vực chưa chi tiết đến từng nhiệm vụ là chưa đúng theo khoản 1, Điều 50 Luật NSNN năm 2015 và khoản 2, Điều 31 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016.
Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, qua kiểm tra cho thấy UBND huyện Thường Xuân chưa tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) vào các dự án công trình trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội, còn có biểu hiện đầu tư dàn trải các công trình, dự án đầu tư XDCB.
Theo Báo cáo quyết toán số 62/BC-UBND ngày 15/3/2023 của UBND huyện Thường Xuân, tổng số nợ XDCB là 29.180 triệu đồng, trong đó nợ XDCB các dự án do cấp huyện làm chủ đầu tư là 13.742 triệu đồng; nợ XDCB các dự án do cấp xã làm chủ đầu tư là 15.330 triệu đồng.
Qua kiểm tra cho thấy công tác quyết toán công trình, dự án XDCB hoàn thành còn chậm theo quy định tại Điều 47 Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021. Mặc dù chưa bố trí vốn để trả dứt điểm nợ đọng XDCB, tuy nhiên, UBND huyện đã trình HĐND huyện phê duyệt kế hoạch vốn để thực hiện 32 dự án mới với tổng mức đầu tư 89.923 triệu đồng, trong đó có một số dự án, công trình chưa thật sự cấp thiết.
Về công tác chi thường xuyên, việc quản lý, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách, qua kiểm tra cho thấy, ngày 28/2/2023, UBND huyện Thường Xuân đã có Quyết định số 288/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và kết dư ngân sách huyện năm 2022 với tổng số tiền 7.928.121.000 đồng. Tại quyết định, UBND huyện đã chi bổ sung kinh phí cho các đơn vị, tổ chức, đoàn thể, hội đặc thù số tiền 987.148.000 đồng để thực hiện các nhiệm vụ chưa đúng thứ tự ưu tiên theo quy định tại khoản 2, Điều 59 Luật NSNN năm 2015. Tuy nhiên, UBND huyện chưa ưu tiên dành nguồn 30% tăng thu để bổ sung dự phòng ngân sách UBND huyện chưa trích đủ tỷ lệ, là chưa đúng quy định tại khoản 9, Điều 3 Thông tư 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021.
Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, qua kiểm tra cho thấy, trong năm, UBND huyện đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo dõi tại các đơn vị để chi trả chế độ cho cán bộ theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 với số tiền 517.683.000 đồng (theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 5/10/2022 của UBND huyện Thường Xuân), là chưa đúng quy định tại Khoản 4, Điều 8 Luật NSNN. Việc quản lý, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách huyện, UBND huyện đã chi hỗ trợ cho một số đơn vị, tổ chức, đoàn thể như hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho hội cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ, phòng nội vụ… là chưa đúng quy định tại Khoản 2, Điều 10 Luật NSNN. UBND huyện trích lập dự phòng ngân sách huyện với số tiền 7.846.182.000 đồng, bằng đúng dự toán UBND tỉnh giao, tuy nhiên chưa đảm bảo tỷ lệ (2-4%) theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Luật NSNN năm 2015.
Nhiều mục chi sử dụng chưa đúng quy định
Đối với việc quản lý, điều hành, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu, UBND huyện Thường Xuân đã chuyển nguồn sang năm 2023 mà chưa hoàn trả ngân sách tỉnh đối với kinh phí thực hiện một số chương trình mục tiêu còn dư đã hết nhiệm chi trong năm 2022 với số tiền là 1.739.929.000 đồng, là chưa đúng quy định tại tiết đ, Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016. Việc chi hỗ trợ các hội không phải đặc thù và các đơn vị khác UBND huyện đã sử dụng nguồn chi thường xuyên để phân bổ dự toán hàng năm cho công an huyện, ban chỉ huy quân sự huyện… là chưa đúng quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016.
Việc quyết toán NSNN, UBND huyện Thường Xuân vẫn còn chuyển nguồn ngân sách đối với một số công trình, dự án nguồn chi thường xuyên có tính chất đầu tư được giao dự toán đầu năm và bổ sung trong năm trước, là chưa đúng quy định tại Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016. Đến thời điểm thanh tra, UBND huyện đã thực hiện và giải ngân đầy đủ cho các công trình, dự án.
UBND huyện để kết dư ngân sách đối với kinh phí thu hồi chi chế độ cho cán bộ theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP (sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi với số tiền 192.674.000 đồng) mà chưa hoàn trả nguồn cải cách tiền lương, là chưa đúng quy định tại Điều 72 Luật NSNN (đến năm 2023, UBND huyện đã thực hiện xong việc hoàn trả nguồn cải cách tiền lương).
Năm 2022, Ban Quản lý đầu tư xây dựng huyện Thường Xuân chưa kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh thu từ hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, ủy thác) với tổng số tiền là 25.105.950, gồm: Thuế VAT 16.737.300 đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp 8.368.650 đồng.
Đối với việc lập, giao, phân bổ dự toán và quyết toán NSNN, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra khuyết điểm, toàn bộ các đơn vị lập dự toán thu chi ngân sách chưa sát với thực tế; trích lập nguồn dự phòng ngân sách chưa đủ định mức theo quy định Điều 10 Luật NSNN; chưa công khai tình hình thực hiện dự toán hàng tháng, hàng quý theo quy định tại Điều 15 Luật Ngân sách và Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính.
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa phân bổ dự toán được UBND huyện giao theo quy định tại khoản 1, Điều 32 Luật NSNN năm 2015. Các đơn vị chưa bổ sung một số định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ như chi hỗ trợ, khen thưởng cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân; định mức hỗ trợ, phụ cấp cho các tổ công tác, đoàn giám sát; Văn phòng HĐND-UBND chưa bổ sung định mức sử dụng nguồn thu phí, lệ phí từ văn phòng 1 cửa.
6/8 đơn vị chưa xây dựng, ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Luật Quản lý tài sản công (xã Xuân Chinh; xã Xuân Thắng; xã Tân Thành; xã Xuân Cao; Văn phòng HĐND-UBND; Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Việc chấp hành dự toán chi ngân sách, đối với 5 xã, thị trấn được kiểm tra, công tác xử lý nợ XDCB tại các dự án do xã quản lý đạt tỷ lệ thấp; chưa xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ đọng XDCB; chưa bố trí nguồn vốn chi đầu tư phát triển theo thứ tự ưu tiên, bố trí vốn cho các dự án mới khi chưa bố trí nguồn vốn để trả nợ XDCB. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến nợ XDCB cuối năm của các xã, thị trấn còn lớn.
Một số xã thực hiện đầu tư các công trình, dự án mới khi chưa đảm bảo được nguồn kinh phí thực hiện, là chưa đúng quy định tại Khoản 4, Điều 8 Luật NSNN (xã Tân Thành; xã Xuân Cao). Việc lập, trình thẩm định và phê duyệt quyết toán đối với công trình, dự án đã hoàn thành tại 5 xã, thị trấn còn chậm.
Toàn bộ 5 xã, thị trấn được thanh tra đều có tình trạng một số mục chi, nội dung chi thường xuyên sử dụng không hết kinh phí được giao, UBND xã đã chuyển mục chi, nội dung chi nhưng chưa xin ý kiến phòng tài chính, là chưa đúng theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Luật Ngân sách. Có 3/5 xã, thị trấn đã sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách để chi cho các nhiệm vụ chưa đúng theo quy định tại Điều 10 Luật NSNN (thị trấn Thường Xuân; xã Xuân Chinh; xã Xuân Thắng). Một số đơn vị chưa hoàn trả kinh phí chương trình mục tiêu đã hết nhiệm vụ chi như xã Xuân Chinh 1.439.000 đồng; xã Xuân Cao 5.439.000 đồng.
Việc một số xã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo dõi tại xã để chi trả chế độ cho các đối tượng theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 là chưa đúng quy định tại Khoản 4, Điều 8 Luật NSNN (xã Xuân Chinh 16.200.000 đồng; xã Xuân Thắng 61.095.000 đồng; xã Tân Thành 119.903.000 đồng).
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chưa thực hiện đối chiếu công nợ phải thu cuối năm đối với các đơn vị, UBND xã (là các chủ đầu tư của các hợp đồng ủy thác); thực hiện việc phân bổ chi phí quản lý cho các dự án được giao quản lý chưa đúng theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021. Văn phòng HĐND-UBND đang sử dụng NSNN để chi trả lương cho 1 hợp đồng lao động làm công tác văn thư (vị trí việc làm được xác định là công chức, có chức danh, mã ngạch theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021) là chưa đúng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Kỳ II: Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND huyện
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tình trạng khai thác trái phép đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, khai thác vượt mốc giới, không đúng thiết kế, vượt công suất; việc kinh doanh mua bán khoáng sản không rõ nguồn gốc, qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý cơ bản đã được ngăn chặn, số lượng các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm và truy thu số lợi bất hợp pháp tăng gấp nhiều lần.
Hương Trà
18:24 11/12/2024(Thanh tra) - Qua thanh tra tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Thanh tra Sở Tài chính An Giang đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ. Thanh tra Sở kiến nghị xử lý số tiền hơn 1,55 tỷ đồng, trong đó hơn 640 triệu đồng chưa chi trả theo chế độ quy định.
Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Văn Thanh
17:39 11/12/2024Thu Huyền
21:30 10/12/2024Nam Dũng
21:01 10/12/2024Hoàng Long
19:25 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà