Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mối liên hệ sếp dầu khí Lê Chung Dũng với Trịnh Xuân Thanh

Thứ sáu, 09/12/2016 - 19:41

Trước khi làm Phó Tổng giám đốc PV Power, ông Lê Chung Dũng làm việc ở PVC cùng thời với hàng loạt “sếp” nay đã bị khởi tố như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến.

Trao đổi với PV. ngày 9/12 về trường hợp ông Lê Chung Dũng trốn đi “du học nước ngoài”, ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cho biết: Quá trình công tác của ông Lê Chung Dũng tại PV-Power là bình thường, chấp hành các quy định.

“Có thời điểm vẫn liên lạc được bình thường. Cá nhân tôi lâu rồi không gọi, vì khi đó làm việc theo đường chính thức là gửi công văn. Ông ấy không đến công ty làm việc tôi đã gửi công văn yêu cầu. Rồi anh em khác cũng gửi cả email, tin nhắn.”, ông Hồ Công Kỳ cho hay.

Trước khi làm Phó tổng giám đốc PV Power, ông Lê Chung Dũng làm việc ở PVC cùng thời với hàng loạt “sếp” nay đã bị khởi tố như Trịnh Xuân Thanh (Chủ tịch Hội đồng quản trị từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2013), Vũ Đức Thuận (Tổng giám đốc PVC (2009-2013), duy nhất ông Nguyễn Mạnh Tiến khi bị khởi tố là còn đương chức Phó tổng giám đốc PVC (từ 2009).

Ông Lê Chung Dũng đã được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc PVC từ tháng 8/2008. Trước đó, ông này đã có thời gian dài công tác tại PVC, kể từ tháng 4/2000.

Ngày 31/12/2010, PVC miễn nhiệm Lê Chung Dũng khỏi vị trí Phó tổng giám đốc. Sau đó ông này sang làm Phó tổng giám đốc của PV Power từ tháng 1/2011.

Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, năm 2013 PVC lỗ hợp nhất là 3.202 tỷ đồng, lỗ công ty mẹ là 2.325 tỷ đồng.

Dưới thời Trịnh Xuân Thanh, PVC đã làm nhà thầu của một loạt công trình như Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, nhà máy Polypropylent Dung Quất, nhà điều hành Vietsopetro, mở rộng giai đoạn 2 Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, trụ sở Bộ Nội vụ, Tòa nhà Vinafood, công trình nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, dự án trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch, Khu nhà ở và dịch vụ phục vụ Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn…

Trong đó, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ethanol Phú Thọ do PVC làm nhà thầu đang bị phát hiện có nhiều sai phạm.

Theo thông báo của PV Power, ngày 10/10/2016, ông Lê Chung Dũng có Đơn gửi Tổng Công ty xin được nghỉ phép 15 ngày để giải quyết công việc gia đình, không nêu rõ địa điểmnghỉ phép. Căn cứ vào số ngày phép còn lại trong năm 2016 của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty đã chấp thuận cho ông Dũng được nghỉ phép theo đúng quy định từ ngày 10/10/2016 đến hết ngày 20/10/2016 (9 ngày) và đề nghị ông Dũng có mặt ở Tổng Công ty sau khi hết thời hạn nghỉ phép.

Tuy nhiên, hết thời hạn nghỉ phép, ông Lê Chung Dũng đã không đến cơ quan làm việc mà lại tiếp tục có đơn gửi Tổng Công ty xin đi học khóa dự bị MBA của trường Đại học SP Jain School Of Management tại Singapore trong thời gian 6 tháng, ngày nhập học 20/10/2016.

Sau khi nhận được đơn xin đi học ở nước ngoài của ông Lê Chung Dũng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đã không chấp nhận và nhiều lần liên hệ (qua điện thoại, email) cũng như gửi các văn bản yêu cầu ông Lê Chung Dũng trở lại Tổng Công ty để tiếp tục làm việc và giải quyết các thủ tục liên quan nhưng ông Lê Chung Dũng vẫn chưa trở lại Tổng Công ty làm việc.

Thời điểm này cũng là thời hạn bổ nhiệm lại chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Chung Dũng, vì các lý do nêu trên nên theo quy định quản lý cán bộ ông Lê Chung Dũng không được bổ nhiệm lại và không còn là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Về việc này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có báo cáo Bộ Công thương.

Như vậy, 3 cựu sếp doanh nghiệp nhà nước “trốn đi nước ngoài” gần đây nhất là Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng đều xuất thân từ vị trí lãnh đạo của các DN ngành dầu khí.

Ngay sau khi nhận được báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng phân cấp quản lý cán bộ và theo các quy chế, quy định hiện hành, đồng thời tăng cường quản lý cán bộ nhất là các cán bộ có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Theo Lương Bằng (VietNamNet)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm