Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giao quận Hà Đông lập hồ sơ bảo vệ miếu thờ và di sản văn hóa

Thứ ba, 11/03/2014 - 14:15

(Thanh tra)- Báo Thanh tra có loạt bài “Hà Nội: 24 năm bỏ quên đề nghị của dân”, phản ảnh đề nghị của Ban Chấp hành Chi hội Người Cao tuổi thôn Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông đề nghị được lấy lại đất miếu thờ Thành hoàng làng trong quần thể di tích đã được cấp bằng di tích lịch sử. Hơn 20 năm qua, kiến nghị này vẫn chưa được các cơ quan chức năng xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, trong khi diện tích đất miếu đã thành nhà ở và rất lộn xộn trong quản lý.

Các cụ cao tuổi thôn Yên Phúc bức xúc vì diện tích đất bị sử dụng sai mục đích và đề nghị được giao lại khôi phục di tích miếu thờ Thành hoàng. Ảnh: Đan Anh

>>Kỳ cuối: UBND TP cần sớm vào cuộc    
>> Kỳ I: Biến đất miếu thành đất ở

Mới đây nhất, Ban Biên tập Báo nhận được Văn bản số 197 của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội thông tin về việc thực hiện chỉ đạo của UBND TP tại Văn bản số 309 ngày 17/1/2014. 

Theo đó, UBND TP Hà Nội đồng ý với kết luận, kiến nghị của Sở TN-MT tại Báo cáo số 1756/BC-STNMT-TTr ngày 20/12/2013 về kết quả kiểm tra, rà soát việc đề nghị của Ban Chấp hành Chi hội Người Cao tuổi thôn Yên Phúc liên quan đến miếu thờ Thành Hoàng làng; Giao Sở TN-MT thông báo đến các đơn vị, cá nhân liên quan biết thực hiện theo quy định. 

Báo cáo số 1756 khẳng định: Việc Sở Giao thông Vận tải Hà Sơn Bình đã giao cho Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông sử dụng diện tích 720m2 đất sử dụng xây dựng khu tập thể (nhà ở) là không thực hiện đúng nội dung Quyết định 248/QĐ-UB ngay 14/12/1983 của UBND TP Hà Sơn Bình, là vi phạm quy định tại mục c, Điều 21 của Nghị định số 47-CP ngày 15/3/1972 của Hội đồng Chính phủ quy định: “Đất xin xây dựng vào mục đích nào phải dùng đúng vào mục đích ấy, khi có sự thay đổi về mục đích dùng đất phải xin phép lại”. 

Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải Hà Sơn Bình ban hành Quyết định số 65/KT ngày 28/8/1985 chuyển giao diện tích 1.210m2 đất khu Miếu Yên Phúc cho Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông quản lý sử dụng mà chưa được UBND tỉnh cho phép bằng văn bản là không đúng thẩm quyền được giao quy định tại mục a, khoản 2, chương 5 của Quyết định số 201-CP ngày 1/7/1980 của Hội đồng chính phủ quy định: “Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp đất từ 2 ha trở xuống hoặc phải dời đi từ 20 hộ trở xuống”.Khu vực miếu thờ Thành hoàng được nhân dân tạm khôi phục và đang bị "ép" bởi hàng loạt nhà tạm. Ảnh: Đan Anh

Các công trình xây dựng trụ sở làm việc, văn phòng, nhà xưởng và nhà ở tại khu miếu Yên Phúc của Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông (nay là Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Vận tải thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đã sử dụng ổn định từ những cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đến nay. Các công trình này nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ đê sông Nhuệ là không phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ đê điều và tuyến thoát lũ được quy định tại khoản 3, Điều 14 của Pháp lệnh Đê điều năm 2000.

Việc ông Đỗ Văn Hựu và các cụ trong Ban Chấp hành Chi hội Người Cao tuổi thôn Yên Phúc có đơn đề nghị trả lại cho nhân địa phương thôn Yên Phúc diện tích đất khu Miếu Yên Phúc là chưa có căn cứ. Tuy nhiên, đây là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của các cụ và nhân dân thôn Yên Phúc muốn xin lại diện tích đất khu miếu Yên Phúc thờ Thành hoàng làng để đầu tư trùng tu, bảo tồn phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, cần xem xét giải quyết có tình có lý, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ khu dân cư. 

Để giải quyết triệt để và chấm dứt đơn thư kéo dài nhiều năm của các cụ trong Ban Chấp hành Chi hội Người Cao tuổi và nhân dân thôn Yên Phúc, Sở TN-MT đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì cùng UBND quận Hà Đông kiểm tra, rà soát, làm rõ các di vật, cổ vật, công trình xây dựng có liên quan đến miếu thờ để xác định khu miếu Yên Phúc có phải là di tích hay không và xác định phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích khu miếu Yên Phúc theo quy định pháp luật về di sản văn hóa. Trên cơ sở được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khoanh vùng bảo vệ di tích khu miếu Yên Phúc theo quy định pháp luật về di sản văn hóa, đề nghị UBND TP Hà Nội giao UBND quận Hà Đông lập hồ sơ giao đất thực hiện quy hoạch bảo vệ miếu thờ theo quy định pháp luật đất đai và di sản văn hóa.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận nói chung và nhân dân thôn Yên Phúc nói riêng trông đợi, chính là những động tác quản lý Nhà nước của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và UBND quận Hà Đông để những chỉ đạo nói trên của TP sớm trở thành hiện thực. Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại với vấn đề này khi có diễn biến mới.


Đan Quế - Bảo Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm