Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo rà soát để sửa đổi quy định đấu giá quyền khai thác mỏ cát

Văn Thanh

Thứ sáu, 08/09/2023 - 07:00

(Thanh tra) - Những mỏ cát đưa ra đấu giá gần đây ở tỉnh Thanh Hóa được các nhà đầu tư trả giá cao ngất ngưởng rồi trả lại cho Nhà nước, có mỏ thì tất cả các chủ nộp hồ sơ lại cố tình trả phiếu không hợp lệ, gây nhiễu loạn thị trường giá cát và các cuộc đấu giá.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo rà soát để sửa đổi quy định đấu giá quyền khai thác mỏ cát sau phản ánh của Báo Thanh tra. Ảnh: VT

Thời gian qua, Báo Thanh tra đăng loạt bài “Đấu giá mỏ cát, tỉnh Thanh Hóa có đi ngược lại với Nghị định 67 của Chính phủ?”; “Thanh Hóa làm trái Nghị định 67 của Chính phủ vì tăng thu ngân sách?”; “Các cơ quan Trung ương cho rằng Thanh Hóa đấu giá mỏ cát R = 20% không phù hợp với quy định”.

Nội dung các bài báo phản ánh, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giá cả vật liệu xây dựng (VLXD) đất, đá, cát tăng “phi mã”, giá thực tế thị trường một đằng, giá công bố của liên ngành Xây dựng - Tài chính lại đưa ra thấp hơn, khiến nhiều doanh nghiệp đấu thầu làm công trình vốn Nhà nước lao đao, không dám làm, vì càng làm càng lỗ, dẫn đến tiến độ các dự án chậm, giải ngân vốn đầu tư công thấp.

Một trong những nguyên nhân làm giá VLXD tăng cao trong thời gian qua là do ngày 17/8/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3029/2017/QĐ-UBND về quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

Điều 3 giá khởi điểm, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với cát làm VLXD (trừ cát nhiễm mặn) áp dụng R = 20%. Trong khi đó, Nghị định 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định tính mức thu tiền cấp quyền vật liệu cát, sỏi lòng sông R chỉ = 5%. Như vậy, Thanh Hóa đưa ra mức giá khởi điểm cao gấp 4 lần so với quy định của Nghị định 67 của Chính phủ, khiến các mỏ cát đấu giá trong thời gian qua bị đẩy giá lên cao, làm nhiễu loạn thị trường giá cát, nhiều doanh nghiệp trúng đấu giá nhưng không dám đầu tư khai thác, phải trả lại mỏ cho Nhà nước.

Dự thảo thay đổi quy chế đấu giá do Sở Tài nguyên và Môi trường trình lên UBND tỉnh Thanh Hóa, trong đó có đưa mức thu tiền cấp quyền khai thác đấu giá mỏ cát R=5% theo Nghị định 67 của Chính phủ. Ảnh: VT

Về việc Thanh Hóa chưa thực hiện đúng so với Nghị định 67 của Chính phủ, trong quá trình làm việc với các đoàn của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đoàn kiểm tra đều cho rằng, UBND tỉnh Thanh Hóa quy định đối với khoáng sản cát xây dựng R = 20% đã làm giá VLXD tăng cao và không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, ngày 17/8/2023, Trung tâm Dịch vụ đấu giá đã tổ chức buổi công bố giá đối với 6 mỏ khoáng sản, trong đó có 3 mỏ cát nằm ở các huyện miền núi gồm Mường Lát, Bá Thước, Cẩm Thủy thì có 2 mỏ cát trả giá cao ngất ngưởng, đó là mỏ cát tại xã Mường Lý và Trung Lý, huyện Mường Lát được khách hàng là Công ty TNHH Rạng Đông trả giá trúng R = 226%; mỏ cát tại xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước khách hàng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình trả giá trúng R = 190%; mỏ cát tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy các đơn vị tham gia đấu giá đều có phiếu trả giá không hợp lệ, thấp hơn so với giá khởi điểm.

Nhiều người tham gia đấu giá các mỏ cát cho biết, việc các nhà đầu tư trả giá cao ngất ngưởng như đã nói ở trên so với thực tế giá cát hiện nay, nếu tính trữ lượng, thuế phí nộp cho Nhà nước, đầu tư máy móc, công khai thác thì chắc chắn sẽ lỗ nặng. Do đó, ngay sau cuộc đấu giá Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình đã phải có đơn gửi các cơ quan chức năng xin hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát ở xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước và chịu mất tiền đặt cọc hơn 1,3 tỷ đồng.

Trước đó, mỏ cát tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy đưa ra đấu giá, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Sơn đã trả giá R = 156%. Đây là mức giá trả quá cao so với thực tế giá cát, sau đó đơn vị có đơn gửi cơ quan chức năng xin hủy kết quả trúng đấu giá và chịu mất hơn 2,6 tỷ đồng tiền đặt cọc.

Việc tham gia đấu giá, đẩy giá lên mức quá cao rồi trả kết quả trúng đấu giá, cộng với việc tỉnh đưa ra mức giá khởi điểm R = 20% chưa đúng với Nghị định 67 của Chính phủ đã làm nhiễu thị trường giá cát, đẩy giá cát tăng cao, khiến thị trường giá VLXD bị đảo lộn trong thời gian qua. Do đó, Thanh Hóa cần sớm sửa đổi quy chế đấu giá, có biện pháp chấn chỉnh, đưa kỷ cương các cuộc đấu giá đi vào nề nếp để ổn định tình hình giá cả VLXD trên địa bàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan nhanh chóng sửa đổi quy chế đấu giá sau phản ánh của Báo Thanh tra. Ảnh: VT

Do giá cát ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua tăng cao hơn so với các tỉnh khác nên cát ở tỉnh Nghệ An (giá thấp hơn) đã được vận chuyển về Thanh Hóa tiêu thụ, khiến thị trường cát ở Thanh Hóa ế ẩm, tồn đọng, Nhà nước thất thu nguồn thuế, doanh nghiệp khai thác mỏ lao đao.

Liên quan đến việc dự thảo sửa đổi quy định đấu giá khai thác khoáng sản đã được Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Thanh Hóa thay đổi về cách tính mức thu tiền cấp quyền vật liệu cát từ R = 20% về R = 5% theo đúng Nghị định 67 của Chính phủ, sau khi nhận được dự thảo, ngày 30/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính khẩn trương phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu sửa đổi quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh để khắc phục những hạn chế, bất cập tại Quyết định số 3029/2017/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh liên quan đến mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong xác định giá khởi điểm, tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá, đảm bảo tuân thủ đúng quy định Nghị định 67 của Chính phủ ngày 31/7/2019 và Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm