Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/09/2018 - 10:07
(Thanh tra) - Sau 2 phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nhận thấy quyền lợi của cá nhân là nguyên đơn trong vụ tranh chấp lao động bị xử ép, ông Đào Văn Cầm đã làm đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 15/3/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã có quyết định giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã tuyên để xét xử lại.
Ông Đào Văn Cầm, nguyên đơn trong vụ án tranh chấp lao động. Ảnh: NL
Năm 1972, khi 16 tuổi và đang theo học phổ thông; ông Cầm đã làm đơn tình nguyện xung phong đi bộ đội.
Không đủ tuổi nhập ngũ, ông được Ban Chỉ huy Xã đội Huyền Sơn đồng ý cho khai tăng tuổi.
Để đủ tuổi vào quân đội, ông Đào Văn Cầm đã khai tên mới thành Đào Hữu Cầm, sinh ngày 10/5/1950.
Từ đó, giấy tờ hồ sơ lý lịch cán bộ, sổ bảo hiểm xã hội và toàn bộ giấy tờ có liên quan cũng mang tên Đào Hữu Cầm, sinh năm 1950 để khớp với việc xin khai tăng tuổi trước đó.
Năm 1976, ông Cầm được chuyển ngành từ quân đội sang ngân hàng.
Để phù hợp với giấy tờ liên quan từ khi nhập ngũ bao gồm lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên… do giấy chứng nhận cán bộ và giấy chứng nhận trúng tuyển kỳ thi hết cấp II năm 1971 được cấp trước khi nhập ngũ không phù hợp với lý lịch quân nhân, ông Cầm phải đến UBND huyện Lục Nam xin sao giấy chứng nhận khác so với bản chính để nộp vào hồ sơ cán bộ.
Tại thời điểm đó, ông Cầm đã được sự đồng ý của Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho sao 1 giấy chứng nhận trúng tuyển hết cấp II mang tên Đào Hữu Cầm, sinh năm 1950. Giấy chứng nhận này hiện vẫn được lưu trong hồ sơ cán bộ của ông Cầm.
Năm 2007, Nhà nước có chủ trương cho cải chính hộ tịch, ông đã được cấp lại giấy chứng minh nhân dân theo tên thật là Đào Văn Cầm, sinh ngày 10/2/1956.
Ngày 10/7/2008, ông Cầm được đăng ký lại giấy khai sinh theo tên thật của ông là Đào Văn Cầm, sinh ngày 10/2/1956.
Ngày 6/5/2008, ông Cầm đã gửi đơn xin đổi lại ngày tháng năm sinh và tên thật là Đào Văn Cầm, sinh ngày 10/2/1956 trên sổ bảo hiểm đến Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Ngân hàng).
Đơn của ông Cầm đã được ông Vũ Thanh Hải, nguyên Xã đội trưởng xã Huyền Sơn giai đoạn từ năm 1971-1973 xác nhận với nội dung: Việc thay đổi tên và ngày tháng năm sinh của ông Cầm là do khi đó ông chưa đủ tuổi nhập ngũ. Ngoài ra còn có xác nhận của UBND xã Huyền Sơn khẳng định ông Đào Hữu Cầm với ông Đào Văn Cầm là một người.
Ngày 8/6/2009, Ngân hàng có Thông báo 179 trả lời ông Cầm với nội dung: Giám đốc Ngân hàng không đồng ý với việc sửa tên, ngày tháng năm sinh của ông Cầm vì lý do ông Cầm không có giấy khai sinh bản chính, các giấy xác nhận mới không khớp với hồ sơ đang lưu trữ tại Ngân hàng.
Ngày 8/6/2009, ông Cầm tiếp tục có bản tường trình gửi Ngân hàng, nêu rõ: Giấy chứng nhận tốt nghiệp kỳ thi hết cấp II năm 1971 của ông Cầm trong hồ sơ cán bộ Ngân hàng lưu giữ là bản sao của nội dung khác với bản chính, là để phù hợp với lý lịch quân nhân.
Đơn của ông Cầm cũng đã được ông Đỗ Văn Thư, nguyên Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Lục Nam năm 1976 ký bản sao giấy chứng nhận trúng tuyển kỳ thi hết cấp II của ông Cầm vào năm 1976 xác nhận.
Ngày 28/12/2009, tại Thông báo số 500, Ngân hàng vẫn thông báo ông Đào Hữu Cầm được nghỉ chế độ hưu trí vào ngày 10/5/2010.
Ngày 23/2/2010, ông cầm gửi đơn khiếu nại Thông báo 500.
Ngày 1/4/2010, Ngân hàng có Thông báo trả lời không chấp nhận đơn khiếu nại của ông Cầm.
Ngày 15/4/2010, Giám đốc Ngân hàng tiếp tục ban hành Quyết định số 34 có nội dung: Ông Đào Hữu Cầm được nghỉ chế độ hưu trí từ ngày 1/6/2010.
Ngày 21/4/2010, ông Cầm gửi 2 đơn khiếu nại liên tiếp đến Giám đốc Ngân hàng. Tuy nhiên qua 40 ngày, ông Cầm vẫn không nhận được văn bản trả lời.
Ngày 30/5/2010, ông Cầm tiếp tục có đơn đề nghị hòa giải và giải quyết tranh chấp gửi Ban Chấp hành Công đoàn và Giám đốc Ngân hàng. Theo phản ánh, quá 3 ngày ông Cầm cũng không nhận được hồi đáp.
Cho rằng việc Ngân hàng không chấp thuận việc thay đổi họ tên và năm sinh, đồng thời đưa ra quyết định cho nghỉ hưu là không đúng, ông Cầm đã làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên hủy Quyết định 34 của Ngân hàng, đồng thời buộc Giám đốc Ngân hàng bố trí ông trở lại làm việc theo vị trí cũ với cương vị là Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạng Giang.
Xoay quanh vụ án này, luật sư Phạm Văn Kỳ, Văn phòng Luật sư Đức Năng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có quan điểm: Vụ án “Tranh chấp lao động giữa người lao động đã nghỉ chế độ với người sử dụng lao động”, giữa nguyên đơn là ông Đào Văn Cầm và bên bị đơn là Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã được thụ lý từ 21/2/2011, nhưng mãi đến ngày 1/9/2011 Tòa án nhân dân TP Bắc Giang mới quyết định đưa vụ án ra xét xử là vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS).
Ngày 30/9/2011, Tòa án nhân dân TP Bắc Giang đưa vụ án xét xử lần hai, sau đó hoãn đến 12/12/2011 mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không thông báo lý do là vi phạm Khoản 1, 4 Điều 208 Bộ luật TTDS.
Trong các văn bản thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, ngay ở phần đầu bản án sơ thẩm đều xác định nguyên đơn khởi kiện là ông Đào Văn Cầm, sinh năm 1956 nhưng trong phần quyết định tái bản án lại ghi là bác yêu cầu khởi kiện của ông Đào Hữu Cầm là trái quy định của pháp luật. Bởi trong vụ án này, không có ai tên là Đào Hữu Cầm là nguyên đơn khởi kiện. Bản án sơ thẩm xác định tranh chấp là: Tranh chấp lao động trong lĩnh vực giải quyết chế độ hưu trí để hưởng bảo hiểm xã hội, nhưng cấp phúc thẩm lại tự ý thay đổi quan hệ tranh chấp thành: Tranh chấp lao động giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều không áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 158 để xét xử, mà chỉ dựa vào tờ khai trong hồ sơ xác lập sau khi đi nhập ngũ của ông Cầm là không đúng pháp luật - luật sư Phạm Văn Kỳ nhận định.
Sau 2 phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án “Tranh chấp lao động giữa người lao động đã nghỉ chế độ với người sử dụng lao động”, giữa nguyên đơn là ông Đào Văn Cầm và bên bị đơn là Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang do ông Ngô Gia Quát, Giám đốc Ngân hàng làm đại diện đều có quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Đào Hữu Cầm đối với Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
Thấy quyền lợi cá nhân bị xâm phạm nghiêm trọng, ông Cầm đã làm đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ngày 15/3/2018, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội xét thấy có cơ sở chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, quyết định hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 01/2011/DS-ST ngày 29/12/2011 của Tòa án nhân dân TP Bắc Giang và Bản án phúc thẩm 01/2012/LĐ-PT ngày 15/8/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Lương Xuân Lộc - Chánh án Tòa án nhân dân TP Bắc Giang cho biết, vụ án “Tranh chấp lao động giữa người lao động đã nghỉ chế độ với người sử dụng lao động”, giữa nguyên đơn là ông Đào Văn Cầm và bên bị đơn là Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang do ông Ngô Gia Quát - Giám đốc Ngân hàng làm đại diện đang quá trình hoàn thiện tiếp hồ sơ để xét xử lại.
Thanh Lương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.
Hương Trà
09:54 05/12/2024(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.
Minh Tân
21:00 02/12/2024Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024Hải Viên
08:15 26/11/2024Thanh Hoa
11:21 11/11/2024Khánh Anh
15:00 04/11/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình