Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/02/2015 - 13:18
(Thanh tra) - Giúp Tổng Thanh tra chỉ đạo nhiều mặt công tác, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đặc biệt dành nhiều tâm huyết cho công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đầu Xuân năm mới Ất Mùi, ông đã chia sẻ với PV Báo Thanh tra nhiều trăn trở về đề tài “nóng” này.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng
+ Công tác PCTN thời gian qua được triển khai thực hiện thường xuyên và đạt được một số kết quả quan trọng. Phó Tổng Thanh tra có thấy hài lòng về công tác này?
- PCTN là lĩnh vực quan trọng được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cả xã hội, nhân dân đều rất quan tâm. Thanh tra Chính phủ (TTCP) với vai trò là đầu mối trong việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) đã làm được nhiều việc như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN, tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện PCTN, thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đẩy mạnh công tác thanh tra, phát hiện và xử lý tham nhũng, hợp tác quốc tế và thực thi UNCAC, kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác PCTN...
Đánh giá về mức độ tiến bộ của công tác PCTN thời gian qua, chúng ta thấy rõ ở những nội dung sau:
Thứ nhất là tính công khai, dân chủ, phát huy vai trò của các nhân tố trong xã hội đã có bước tiến rõ rệt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước. Chúng ta đã làm tốt nội dung này như văn kiện của Đảng cũng được công khai, lấy ý kiến của nhân dân; các quy trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân trước khi ban hành...
Thứ hai là việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước; công khai các quy trình giải quyết những kiến nghị của dân và doanh nghiệp; các cơ chế phòng ngừa trong các lĩnh vực được tăng cường và ngày càng phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.
Thông qua điều tra xã hội học, khảo sát xã hội học, công khai minh bạch trong đời sống của đất nước, cải cách thủ tục hành chính, việc xây dựng và thực hiện các định mức, chế độ tiêu chuẩn, xây dựng các chế độ thực hiện kiểm tra cũng được thúc đẩy.
Một nội dung nữa không thể không nhắc đến là năm 2014 nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã được đưa ra xét xử với những bản án được tuyên hết sức nghiêm khắc đã có tác dụng răn đe, được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ, đã tạo sinh lực mới cho công tác PCTN. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định so với yêu cầu, không những của Đảng, nhân dân và xã hội mà còn cả những người trực tiếp làm công tác phòng ngừa tham nhũng nhận thấy rằng vẫn còn rất nhiều nội dung chưa đạt được yêu cầu và như mong muốn.
Với tư cách là người trực tiếp phụ trách mảng công tác này, tôi cũng thấy còn nhiều trăn trở. Bởi, chúng ta làm được rất nhiều, rất cố gắng, nhưng công tác PCTN thời gian qua vẫn còn hạn chế. Việc rà soát, khắc phục những bất cập về chính sách pháp luật vẫn còn chậm; việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa còn chưa đồng bộ... Có thể nói, công tác PCTN chưa đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn của chính chúng ta. Song, đây là một loại việc có nhiều khó khăn, thách thức không thể nóng vội. Chặng đường phía trước còn gian nan, vất vả, nhất là trong điều kiện ở Việt Nam so với những nước khác trong khu vực và trên thế giới. Việc này có yếu tố lịch sử, yếu tố văn hoá, thực tiễn khách quan của đất nước, chúng ta cần cố gắng rất nhiều và cùng nỗ lực, quyết tâm thực hiện đẩy lùi và ngăn chặn tệ nạn tham nhũng.
+ Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thanh tra trong thời gian tới là đẩy lùi và kiềm chế tham nhũng. Ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng cần chú trọng giải pháp nào, thưa Phó Tổng Thanh tra?
- Luật PCTN có hiệu lực và đã đi qua một chặng đường dài 10 năm. Do vậy, cần phải tổng kết việc thực hiện Luật PCTN sau 10 năm để rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như hoàn thiện pháp luật về PCTN trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần phải rà soát, đánh giá lại các giải pháp kể cả việc phòng ngừa, phát hiện cũng như xử lý hành vi tham nhũng, trong đó cần chú ý các chế định, chế tài xử lý hành vi sai phạm, chế tài về thu hồi tài sản tham nhũng, dựa trên cơ sở của Hiến pháp đã có. Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới có tính đột phá; những yêu cầu thực tiễn trong tương lai để nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp PCTN, đặc biệt là quan tâm đến việc trao đổi kinh nghiệm quốc tế.
Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, cũng là năm ngành Thanh tra tròn 70 tuổi - năm đánh dấu những mốc son chói lọi. Do vậy, trong công tác PCTN, ngành Thanh tra cần quan tâm rà soát hoàn thiện thể chế về PCTN, nhất là việc hoàn thiện các quy định trong việc công khai minh bạch trong quản lý ngân sách, đất đai, tài nguyên, tài sản Nhà nước, đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và công tác cán bộ của các cấp, ngành. Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 6/12/2012 của Chính phủ về Chương trình Hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về PCTN, lãng phí; tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về PCTN phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu đấu tranh PCTN trong tình hình hiện nay.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí bảo đảm tính chính xác, khách quan và đúng sự thật; nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện, xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như đầu tư xây dựng, đất đai, tín dụng, ngân hàng, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công, thực hiện các chính sách xã hội… và công tác cán bộ; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Đặc biệt là mở rộng các hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế về PCTN.
+ Phó Tổng Thanh tra vừa đề cập đến việc trao đổi kinh nghiệm quốc tế về PCTN. Cá nhân ông có điều gì chia sẻ?
- Là quốc gia thành viên thực thi UNCAC, chúng ta đã nỗ lực thực hiện các giải pháp PCTN như: Phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai các cuộc thi Sáng kiến PCTN; tổ chức giám sát các đề án đoạt giải VACI; tổ chức thành công các cuộc Đối thoại PCTN, hội nghị bàn tròn trước Đối thoại; tham mưu cho lãnh đạo TTCP làm việc với Ngân hàng Thế giới về nghiên cứu xung đột lợi ích và Cơ quan Kiểm soát liêm chính của Ngân hàng Thế giới về mối quan hệ hợp tác; thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ thực thi UNCAC và các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN; phối hợp Đại sứ quán Vương quốc Anh, các bộ, ngành liên quan tích cực tiến hành các hoạt động khảo sát, điều tra xã hội học, tổ chức các nhóm nghiên cứu, tiến hành các hội thảo khu vực...
Tham gia các hoạt động quốc tế về PCTN, tôi thường đặt câu hỏi: Tại sao công tác PCTN của nước, khu vực láng giềng như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông hay Nhật Bản rất hiệu quả? Tôi cho rằng, hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền là cái gốc để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng. Để làm được điều đó, cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ, trong đó những giải pháp PCTN mà chúng ta đã và đang xây dựng là rất quan trọng. Tôi cũng cho rằng, cần chú trọng đặc biệt đến tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN. Qua việc tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN và các hoạt động đối thoại về PCTN, các hoạt động đánh giá thực thi UNCAC đối với Trung Quốc và Công Gô, các hội nghị, các hoạt động trong khuôn khổ Công ước... sẽ giúp chúng ta học hỏi, trao đổi nhiều kinh nghiệm quốc tế để có những giải pháp đột phá về PCTN.
+ Xin trân trọng cảm ơn Phó Tổng Thanh tra!
Phương Hiếu (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình