Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Chủ nhật, 29/12/2024 - 12:35
(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 tổ chức sáng ngày 29/12/20204, trong năm 2024, Bộ đã tổ chức triển khai tổng số 659 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó, 268 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và 388 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất trong các lĩnh vực chủ yếu là tần số vô tuyến điện, viễn thông, an toàn thông tin, thông tin điện tử, báo chí, bưu chính...
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ảnh: MIC
Xử phạt 18,43 tỷ đồng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
Trong tổng số 659 cuộc thanh tra, kiểm tra, có 568 cuộc đã ban hành kết luận đối với 516 đối tượng là các tổ chức, cá nhân, qua đó xác định 367 tổ chức, cá nhân vi phạm và ban hành 351 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử lý vi phạm là 18,43 tỷ đồng. Trong đó, buộc thu hồi số tiền là 13,06 tỷ đồng và phạt vi phạm hành chính là 5,38 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có 45 tổ chức, cá nhân (44 tổ chức, 01 cá nhân) đã bị các đoàn thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức khác.
Tính rộng ra trong 03 năm, từ 2021 đến 2023, các đơn vị thuộc Bộ và các Sở đã triển khai 1.712 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, xử phạt 1.220 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 11,499 tỷ đồng; thu hồi nộp ngân sách nhà nước gần 30 tỷ đồng; buộc nộp lại 21 giấy phép bưu chính.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, lực lượng thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông trong năm qua đã bắt đầu tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với cả các cơ quan báo chí Trung ương. Tuy nhiên, một số Sở Thông tin và Truyền thông, trong đó có cả Sở thuộc địa bàn trọng điểm chưa thực sự chủ động phát huy vai trò, chưa thực sự vào cuộc, thậm chí e dè, né tránh trong việc xử lý vi phạm khiến hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí chưa được bảo đảm và phát huy rộng rãi, thống nhất.
Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện, nên trong năm 2024 tại Bộ và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ không có khiếu kiện kéo dài cũng như khiếu kiện đông người.
Trong năm, Bộ, Thanh tra Bộ và các Cục được giao chức năng tiếp công dân đã tổ chức tiếp 31 lượt công dân, ghi nhận các phản ánh của công dân về việc bị lộ thông tin cá nhân, việc một số cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích...
Trong công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư, năm 2024, có tổng số 1.172 đơn được gửi đến Bộ và các Cục, đơn vị, trong đó, số đơn đủ điều kiện xử lý 1.104 đơn (gồm: 43 đơn khiếu nại, giảm so với năm 2023 là 16 đơn; 163 đơn tố cáo, giảm so với năm 2023 là 146 đơn) và 898 đơn kiến nghị, phản ánh.
Các đơn khiếu nại thường không phải là khiếu nại hành chính và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu nại, với nội dung chủ yếu là các khiếu nại của người sử dụng dịch vụ đối với bên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Trong khi đó, các đơn tố cáo gửi đến Bộ, phần lớn không liên quan đến cơ quan, cá nhân do Bộ trực tiếp quản lý, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Nội dung tố cáo chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai của một số địa phương; Tố cáo về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của một số cá nhân, công ty,...
Những lĩnh vực được tập trung thanh tra, kiểm tra năm 2025
Theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2025, theo định hướng của Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung giám sát, kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp dễ phát sinh các hành vi tham nhũng, tiêu cực như: quản lý, sử dụng tài sản công; mua sắm công; việc thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện công vụ của công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính; các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, cụ thể:
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các Hội, Viện và các Tạp chí có mâu thuẫn nội bộ, buông lỏng quản lý, có nhiều đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, cơ quan chủ quản buông lỏng quản lý hoặc bị cơ quan báo chí chi phối ngược trở lại; thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đấu tranh hiệu quả với biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí; kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương, công tác quản lý, cấp giấy giới thiệu cho phóng viên thường trú, cộng tác viên thuộc văn phòng đại diện, hoạt động tác nghiệp báo chí của phóng viên, cộng tác viên tại địa phương; đặc biệt là các đơn vị có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây bức xúc xã hội, mất ổn định nội bộ, không bảo đảm điều kiện hoạt động báo chí theo quy định.
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm và trách nhiệm của đối tác liên kết phát hành xuất bản phẩm trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử; việc thực hiện các quy định về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản; điều kiện nhận in xuất bản phẩm và thực hiện in phù hợp với số lượng ghi trong hồ sơ nhận in xuất bản phẩm.
Rà soát và xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đăng tải thông tin sai sự thật, không chính xác trên mạng xã hội; hoạt động cung cấp trò chơi điện tử trái phép trên mạng Internet; hoạt động quảng cáo trực tuyến; cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới tại Việt Nam…
Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra tiếp tục kiểm tra đối với các doanh nghiệp bưu chính; việc chấp hành quy định về thông báo giá cước, niêm yết giá cước; khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính; cung ứng dịch vụ bưu chính, đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính theo cam kết; thực hiện các quy định về an toàn, an ninh bưu chính…
Các hoạt động như quản lý thông tin thuê bao di động, SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, đòi nợ; sử dụng thiết bị giả trạm BTS phát tán tin nhắn lừa đảo; việc triển khai giấy phép viễn thông; chất lượng dịch vụ, giá cước, tài nguyên, phí và lệ phí viễn thông, Internet… cũng được đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; mua bán thông tin cá nhân trái phép; việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; việc chấp hành pháp luật trong việc cung cấp chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; dịch vụ đăng ký duy trì tên miền .VN, tên miền quốc tế tại Việt Nam; đăng ký, sử dụng địa chỉ IP/ASN tại các thành viên địa chỉ Internet được quyền đề nghị cấp, phân bổ số hiệu mạng tại Việt Nam… cũng là các lĩnh vực sẽ được tập trung kiểm tra, thanh tra và xử lý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - "Công tác đối ngoại nói chung và công tác thanh tra trong lĩnh vực đối ngoại nói riêng là hành trình không ngơi nghỉ cùng sự vươn mình của đất nước. Mỗi giai đoạn đều đặt ra những thách thức đòi hỏi phải vượt qua", theo Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao Nguyễn Xuân Ánh.
Thanh Thanh
(Thanh tra) - Lời toà soạn: Nhân dịp năm mới 2025, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã có thư chúc mừng gửi tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cũng như cán bộ hưu trí ngành Thanh tra. Báo Thanh tra trân trọng giới thiệu toàn văn thư chúc mừng của Tổng Thanh tra Chính phủ tới bạn đọc!
Minh khoa
Văn Thanh
Bùi Bình
Khánh Linh
Thùy Dương
Thanh Thanh
Nhóm Phóng viên
Hải Hà
Hương Giang
Trần Quý
Trần Quý