Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ ba, 30/07/2024 - 10:11
(Thanh tra) - 6 tháng đầu năm 2024, Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng (TTGSNH) đã triển khai 647 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 660 tổ chức. Ban hành 127 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử lý 2 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Thanh tra Ngân hàng triển khai 647 cuộc thanh tra, chuyển 2 vụ việc sang cơ quan điều tra xử lý. Ảnh: NĐ
Triển khai 647 cuộc thanh tra, kiểm tra
6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống Cơ quan TTGSNH đã tích cực triển khai công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách góp phần bảo đảm an toàn hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
Về thanh tra hành chính, Cơ quan TTGSNH đã triển khai 7 cuộc thanh tra hành chính (trong đó 1 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 6 cuộc thanh tra đột xuất), hiện đang dự thảo kết luận thanh tra hành chính tại 2 đơn vị
Bên cạnh đó, ngành đã thực hiện 15 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; trong đó đã ban hành kết luận 12 cuộc thanh tra.
Đáng chú ý, về hoạt động thanh tra chuyên ngành, trong 6 tháng đầu năm Cơ quan TTGSNH đã triển khai 647 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó bao gồm 560 cuộc thanh tra kiểm tra theo kế hoạch; 87 cuộc thanh tra đột xuất. Đồng thời, ban hành kế hoạch kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 411 cuộc thanh tra, kiểm tra.
Có 660 tổ chức được thanh tra kiểm tra. Qua thanh, kiểm tra chuyên ngành cho thấy các vi phạm, tồn tại chủ yếu liên quan đến yếu tố chuyên môn, nghiệp vụ; còn một số cá nhân, bộ phận chưa tuân thủ đầy đủ quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Có 348 tổ chức và 9 cá nhân vi phạm quy định pháp luật, quy định của ngành, quy định nội bộ... trong quá trình hoạt động kinh doanh và hoạt động tác nghiệp.
Cơ quan Ngân hàng chỉ rõ nội dung vi phạm chủ yếu trong hoạt động tín dụng như: Vi phạm về điều kiện vay vốn, về thẩm định và xét duyện cho vay, về hồ sơ vay, kiểm tra, giám sát sau cho vay, về tài sản đảm bảo; vi phạm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; vi phạm về tỉ lệ đảm bảo an toàn; vi phạm về an toàn kho quỹ đều thực hiện chưa đúng quy định nội bộ và quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Ban hành 127 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chuyển cơ quan điều tra xử lý 2 vụ việc
Về kinh tế, tổng số tiền vi phạm được Cơ quan TTGSNH phát hiện qua công tác thanh, kiểm tra là 318.630.499 triệu đồng; phát sinh 1 triệu đồng kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước, số tiền kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước là 50.076.208 triệu đồng và số tiền kiến nghị xử lý khác là 119.104.598 triệu đồng.
Về xử phạt hành chính, Cơ quan TTGSNH đã ban hành 127 quyết định xử phạt hành chính với số tiền xử phạt là 12.431 triệu đồng đối với tổ chức, số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân là 1.085 triệu đồng. Đặc biệt trong kỳ, phát sinh 2 vụ việc phải thực hiện chuyên cơ quan điều tra xử lý.
Số tiền vi phạm đã thu hồi tiền và tài sản quy thành tiền là 40.433.725 triệu đồng; số tiền đã xử lý khác là 17.320.144 triệu đồng.
Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thu được 25.347 triệu đồng từ các tổ chức vi phạm và 10 triệu đồng từ các cá nhân vi phạm. Số tổ chức đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức khác là 18.
Trong thời gian tới, công tác thanh tra sẽ bám sát định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành Ngân hàng và định hướng thanh tra của Thanh tra Chính phủ tập trung chỉ đạo và triển khai hiệu quả kế hoạch thanh tra năm 2024 để bảo đảm việc chấp hành quy định của pháp luật về tiền tệ, ngân hàng.
Tập trung thanh, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực và sai phạm. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan TTGSNH và thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra, đặc biệt là thanh tra pháp nhân.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác giám sát, đặc biệt là giám sát vi mô; giám sát, cảnh báo sớm rủi ro đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tập trung giám sát các TCTD có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, hoạt động yếu kém, nguy cơ gây mất ổn định, an toàn hệ thống. Chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, cảnh báo và quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm toán và cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tiếp tục giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù họp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ốn định, an toàn hệ thống các TCTD.
Chỉ đạo các TCTD tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định pháp luật; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; rà soát, tiết giảm các chi phí hoạt động để tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quy định về quản lý rủi ro của TCTD theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống tham nhũng và tội phạm; phòng, chống rửa tiền để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định pháp luật.
Nâng cao chất lượng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra, giám sát, trong đó chú trọng việc quán triệt thực hiện đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, UBND tỉnh và các ngành, địa phương tỉnh Bình Định đã chỉ đạo tiến hành 79 cuộc thanh tra hành chính tại 131 đơn vị; trong đó, 06 cuộc thanh tra từ năm 2023 chuyển sang và 73/75 cuộc triển khai trong kỳ theo Kế hoạch thanh tra năm 2024 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, đạt tỷ lệ 98,18%; phát hiện vi phạm về kinh tế 6.916 triệu đồng và 261.150 m2 đất các loại.
Lâm Ánh
16:41 25/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Trưởng phòng nghiệp vụ III – Thanh tra tỉnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Lắk.
Ngọc Giàu
15:52 25/11/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thu Huyền
10:30 25/11/2024Cảnh Nhật
11:28 23/11/2024Lê Hữu Chính
10:23 23/11/2024Ngọc Giàu
Công Thắng - Bạch Vân
Uyên Phương
Trần Quý
Lâm Ánh
Nam Dũng
Hương Giang
Hải Hà
Ngọc Giàu
Hương Giang
Hương Giang