Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Thanh tra Chính phủ lấy ý kiến thành lập cơ quan thanh tra tổng cục, cục trong Luật Thanh tra (sửa đổi)

Thái Hải

Thứ tư, 27/01/2021 - 18:43

(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức họp lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh chủ trì cuộc họp.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TH

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho rằng, về cơ quan thanh tra theo ngành, tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan thanh tra của các bộ theo hướng thanh tra bộ thực hiện thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý củabộ trưởng và thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với những lĩnh vực quản lý không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các tổng cục, cục thuộc bộ.

Thành lập cơ quan thanh tra ở một số tổng cục, cục thuộc bộ để thực hiện thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý của tổng cục trưởng, cục trưởng. Việc tổ chức các cơ quan thanh tra này là cần thiết do những bất cập trong việc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo tinh thần của Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Chỉ thành lập thanh tra sở là cơ quan thanh tra chuyên ngành ở một số lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân và doanh nghiệp (tài nguyên và môi trường, tài chính, xây dựng, giao thông - vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, lao động - thương binh và xã hội).

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đều tỏ ra băn khoăn với các quy định tại khoản 3, Điều 23, Luật Thanh tra (sửa đổi) - Vị trí, chức năng của thanh tra tổng cục, cục.

Theo đại diện Bộ Tài chính, hiện nay các tổng cục thuộc bộ đều được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên tại khoản này, ngành Tài chính chỉ được thành lập trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước, chứng khoán và dữ trữ Nhà nước. Vì vậy, đề nghị luật bổ sung cho các tổng cục thuộc bộ vừa thực hiện thanh tra hành chính vừa thanh tra chuyên ngành, bởi vì chuyên ngành tài chính có nội dung rất rộng bao gồm thuế, chứng khoán, hải quan, bảo hiểm mà chỉ có thanh tra bộ vừa làm thanh tra chuyên ngành và hành chính không đủ.

Mặt khác, cũng đề nghị bổ sung thanh tra bộ phải thực hiện thanh tra chuyên ngành, vừa thực hiện thanh tra hành chính.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị cần bổ sung vào luật sửa đổi lĩnh vực thống kê là có cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tại khoản 2, Điều 21 cần bổ sung thêm cụm từ “phải tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với nhiều lĩnh vực” trong khoản “thanh tra bộ được tổ chức thành các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thanh tra và giúp bộ trưởng quản lý các lĩnh vực công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của bộ”.

Đối với khoản 3, Điều 23, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị bổ sung thêm lĩnh vực thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Biển và Hải đảo và Tổng cục Khí tượng thủy văn.

Bộ Công thương đề nghị bổ sung vào Điều 23 các lĩnh vực: Cục Hóa chất, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Điện lực, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo… Tuy nhiên, đối với đề xuất của Bộ Công thương, Phó Tổng Thanh tra đề nghị rà soát lại.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị bổ sung 5 cục theo Thông tư 07: Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử Cục Xuất bản, in và phát hành,  Cục Viễn thông; Cục Tần số vô tuyến điện. Đối với thanh tra chuyên ngành tại các sở thì bộ đề xuất vẫn giữ nguyên.

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, lĩnh vực du lịch và thể thao có phạm vị rộng, vì vậy đề nghị đưa 2 tổng cục này vào việc thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Ngoài ra, tại các điểm du lịch lớn nếu không có thanh tra chuyên ngành thì rất khó thực hiện nên đề nghị cân nhắc, bổ sung nội dung này.

Về  lĩnh vực văn hóa, cũng cần có kiểm tra chuyên ngành “nếu chỉ có Thanh tra Bộ làm thì không được vì quá rộng”.

Còn đối với đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nên bỏ về thành lập thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Quản lý chất lượng công trình do trùng với Bộ Xây dựng và Tổng cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản. Bổ sung thêm Tổng cục Lâm nghiệp và phòng chống thiên tai

Đối với thanh tra chuyên ngành Bộ Xây dựng, đại diện Bộ này cho biết, hiện tại chưa có cục nào thực hiện thanh tra chuyên ngành mà là Thanh tra Bộ đang đảm nhiệm tất cả chức năng thanh tra chuyên ngành. Vì vậy Bộ này đề xuất không đưa các cục trong khoản 3, Điều 23 Dự thảo Luật vào thanh tra chuyên ngành.

Đại diện Bộ Khoa học Công nghệ đề nghị bổ sung thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành ở 2 lĩnh vực là an toàn hạt nhân và tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Tại các sở, thanh tra khoa học công nghệ mặc dù có số lượng cán bộ rất ít; nhưng các phòng chuyên ngành sở hữu trí tuệ, an toàn năng lượng, phối hợp với nhau để tiến hành thanh tra theo chỉ đạo của cấp trên nên vị này đề nghị không bỏ thanh tra tại các sở

Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, không cần thiết thành lập cơ quan thanh tra Tổng cục Thi hành án dân sự,  bổ trợ tư pháp, hộ tịch để Thanh tra Bộ tập trung thực hiện.

Tuy nhiên, tại các sở thì lực lượng thanh tra sở mỏng nên chăng cần phải bổ sung thành lập cơ quan thanh tra thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hộ tịch tại các sở địa phương…

Phát biểu kết luận, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đánh giá cao các ý kiến góp ý tại cuộc họp. Theo Phó Tổng Thanh tra, việc thành lập cơ quan thanh tra tổng cục, cục phải căn cứ vào tiêu chí từng ngành, từng lĩnh vực để bổ sung vào việc thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Phó Tổng Thanh tra cũng đề nghị, đối với các đề xuất của các đơn vị cần rà soát lại trên cơ sở phù hợp với các tiêu chí đủ thành lập cơ quan thanh tra riêng tại các tổng cục, cục thuộc các bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm