Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/05/2016 - 21:34
(Thanh tra) - Bộ TN&MT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề, cụm công nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt trong là khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh.
Các nhà máy giấy xả thải ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm
Theo Bộ TN&MT, sông Ngũ Huyện Khê chảy qua 4 đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh gồm thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Đây là nguồn nước cấp chính phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải của thị xã Từ Sơn, nước thải của một số cơ sở sản xuất.
Kết quả theo dõi diễn biến chất lượng nước của Tổng cục Môi trường tại sông Ngũ Huyện Khê trong đợt tháng 3 các năm 2014, 2015 và 2016 cho thấy: Cả 4 vị trí quan trắc tại cầu Song Thát, Văn Môn, cầu Lộc Hà, cầu Đào Xá đều bị ô nhiễm. Chất lượng nước chỉ phù hợp cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
Trước đó, ngày 13/4/2016, Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã kiểm tra thực tế và xác định: Nguyên nhân chính làm ô nhiễm nước sông Cầu tại đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, đặc biệt vào mùa khô là do tiếp nhận nước sông Ngũ Huyện Khê đã bị ô nhiễm chảy vào. Sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất không được xử lý xả thẳng ra sông làm nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước thải của các cơ sở sản xuất giấy thuộc làng nghề tái chế giấy xã Phú Lâm, huyện Tiên Du và làng nghề tái chế giấy Phong Khê, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, Cụm công nghiệp Phong Khê 1, Phong Khê 2 và Phú Lâm. Ngoài ra, chất thải rắn của làng nghề và các cụm công nghiệp này cũng không được xử lý, đổ bừa bãi trên mặt đê sông Ngũ Huyện Khê làm ách tắc dòng chảy và ô nhiễm nước sông.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh hiện đang thi công dự án nâng cấp, cải tạo, nạo vét sông Ngũ Huyện Khê đã làm xáo trộn dòng chảy, bùn đáy và ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê. Việc điều tiết nước tại cửa cống Đặng Xá - nơi tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu chưa hợp lý, cũng làm gia tăng ô nhiễm trên sông Cầu đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Trước thực trạng trên, Bộ TN&MT đã thành lập đoàn kiểm tra, khảo sát thực tế và có đánh giá, kết luận về hiện trạng ô nhiễm môi truờng nước sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Bộ đề nghị UBND các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang phối hợp chặt chẽ trong giải quyết ô nhiễm môi trường nước sông Cầu giáp ranh giữa 2 tỉnh. Tập trung chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương xử lý ngay việc điều tiết nước tại cửa cống Đặng Xá, nơi tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu phải đảm bảo dòng chảy và không làm gia tăng ô nhiễm chất lượng nước sông Cầu, đoạn giáp ranh giữa các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang; thiết lập chế độ vận hành cửa cống Đặng Xá, đặc biệt lưu ý vào mùa khô.
Đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư và đơn vị thi công đang nạo vét sông Ngũ Huyện Khê áp dụng các biện pháp thi công bằng công nghệ nạo vét tốt nhất, nhằm giảm thiểu tối đa việc khuấy đục bùn đáy và dòng chảy sông Ngũ Huyện Khê. Có biện pháp xử lý triệt để các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước sông do các làng nghề tái chế giấy xã Phú Lâm, làng nghề tái chế giấy Phong Khê và Cụm công nghiệp Phong Khê 1, Cụm công nghiệp Phong Khê 2 và Cụm công nghiệp Phú Lâm gây ra, khẩn trương đưa Nhà máy xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê đi vào hoạt động trước tháng 6/2016.
Bộ cũng đề nghị, cơ quan chức năng của 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề, cụm công nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt trong là khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh.
Đi đôi với việc tăng cường giám sát chất lượng nước sông; kiểm tra, quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải xả thải ra đoạn sông Cầu giáp ranh giữa 2 tỉnh. Coi trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sâu rộng tới từng cá nhân, hộ gia đình doanh nghiệp, các cấp ủy đảng, chính quyền tại các xã, phường đang có hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý