Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường phối hợp với các địa phương, đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Hoàng Nam

Thứ bảy, 31/12/2022 - 21:30

(Thanh tra) - Theo lãnh đạo Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Thuỷ sản, trong triển khai nhiệm vụ, việc minh bạch, công khai chính là chìa khoá để toàn thể công chức nắm được các hoạt động nhiệm vụ của đơn vị và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Kiểm soát và phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản sẽ giúp giảm áp lực khai thác và huỷ hoại môi trường biển. Ảnh: Hoàng Nam

Trong năm 2022, Tổng cục Thủy sản tổ chức 03 đoàn thanh tra, trong đó 02 đoàn theo kế hoạch tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang, Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng, 01 đoàn đột xuất về sản xuất vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với 02 đoàn thanh tra theo kế hoạch đã báo cáo kết quả thanh tra và đang hoàn thiện kết luận tranh tra. Đối với đoàn thanh tra đột xuất, đã ban hành Quyết định số 77/QĐ-TCTS-XPVPHC ngày 25/02/2022 Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long - Chi nhánh Hải Phòng với số tiền 80.000.000 đồng; buộc thu hồi và tiêu hủy 35,647 tấn sản phẩm SeaMaster 03 - Thức ăn hỗn hợp cho cá rô phi và ban hành kết luận Kết luận thanh tra số 445/KL-TCTS-PCTTr  ngày 28/3/2022.

Về công tác kiểm tra chuyên ngành, Tổng cục Thuỷ sản tổ chức 02 đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; tham mưu tổng cục ban hành Văn bản số 1625/TCTS-PCTTr ngày 30/9/2022, chỉ đạo sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

Trước tình trạng tại một số địa phương, ngư dân vẫn sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản, vụ đã tham mưu để Bộ NN&PTNT ban hành Văn bản bản số 5343/BNN-TCTS ngày 12/8/2022, chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.

Bên cạnh đó, Vụ Pháp chế - Thanh tra cũng phối hợp với các đơn vị trong Tổng cục Thuỷ sản để nâng cao hiệu quả và hoàn thành các nhiệm vụ được giao: phối hợp với Vụ Nuôi trồng thủy sản kiểm tra đánh giá điều kiện lần đầu và duy trì đối với 50 cơ sở sản xuất ương dưỡng giống thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường có vốn đầu tư nước ngoài tại các tỉnh, thành phố; phối hợp với Vụ Khai thác thủy sản kiểm tra, đánh giá điều kiện đối với 06 cơ sở đóng tàu tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với Cục Kiểm ngư, Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thuỷ sản, tham mưu ban hành 07 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đã thu nộp ngân sách nhà nước với tổng số tiền 2,17 tỷ đồng; phối hợp với Cục Kiểm ngư tổ chức 01 hội thảo trực tuyến chuyên đề về “Tình hình thực thi pháp luật thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính - IUU, những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn và giải đáp” thu hút đông đảo các công chức, viên chức kiểm ngư các vùng và công chức, viên chức phụ trách công tác xử phạt vi phạm hành chính về IUU tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Trong công tác tiếp công dân, Thanh tra Tổng cục Thuỷ sản đã tiếp nhận 14 đơn phản ánh, kiến nghị (không có đơn khiếu nại, tố cáo). tuy nhiên, những nội dung phản ánh này không thuộc thẩm quyền xử lý của tổng cục. Qua đó, vụ đã tham mưu báo cáo lãnh đạo tổng cục chuyển đơn hoặc hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Năm 2023, Thanh tra ngành Thuỷ sản tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023 của Bộ NN&PTNT giao đảm bảo phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung thanh tra đột xuất về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Tổ chức kiểm tra trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC và chống khai thác IUU, cấp phép khai khác, hạn ngạch khai thác; đánh giá điều kiện sản xuất, mua bán vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản; đánh giá điều kiện cơ sở đăng kiểm; công tác bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục triển khai nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng, tàng trữ, vận chuyển chất nổ, xung điện chất độc để khai thác thủy sản theo Chỉ thị số 19/CT-TTg là rất cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuân thủ các quy định nhằm phát triển khai thác bền vững, cụ thể triển khai các hoạt động sau: (1) Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành làm điểm để địa phương thực hiện. (2) Kiểm tra trách nhiệm của các địa phương trong việc thực hiện các quy định này; (3) Tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức, đặc biệt tập trung vào các phương tiện thông tin truyền thông về quy định về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện để tổ chức, cá nhân hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm