Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Lê Phương

Thứ hai, 17/05/2021 - 14:45

(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản gửi các sở GDĐT và Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nhằm giúp các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân tham gia Kỳ thi thực hiện đúng quy chế thi, các văn bản liên quan đến việc tổ chức kỳ thi và chỉ đạo của Bộ GDĐT, góp phần bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng quy định.

Sẽ thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: LP

Thanh tra, kiểm tra đối với 8 nội dung của Kỳ thi

Bộ GDĐT yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của Kỳ thi; phân định rõ thẩm quyền của Bộ GDĐT, UBND cấp tỉnh và sở GDĐT trong hoạt động thanh, kiểm tra của Kỳ thi.

Nội dung thanh tra, kiểm tra gồm công tác chuẩn bị tổ chức thi; công tác coi thi; công tác chấm bài thi tự luận; công tác chấm bài thi trắc nghiệm; việc xử lý các bài thi vi phạm Quy chế thi và cập nhật điểm thi vào Hệ thống; công tác phúc khảo bài thi tự luận; công tác phúc khảo bài thi trắc nghiệm; công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Trong đó, đối với từng nội dung thanh tra, kiểm tra, Bộ GDĐT có quy định cụ thể cần tập trung thanh, kiểm tra những nội dung nào.

Về cách thức tổ chức thanh tra, kiểm tra, Bộ GDĐT yêu cầu nghe, nhận báo cáo (bằng văn bản hoặc báo cáo trực tiếp) của đối tượng thanh, kiểm tra (Hội đồng thi (HĐT); Ban Coi thi, điểm thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo).

Thu nhận và kiểm tra các văn bản chỉ đạo, phối hợp, quyết định liên quan đến đối tượng thanh tra, kiểm tra (HĐT; Ban Coi thi, điểm thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo, Ban Thư ký).

Kiểm tra hồ sơ của đối tượng thanh, kiểm tra (HĐT; Ban Coi thi, điểm thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo, Ban Thư ký).

Kiểm tra thực tế, làm rõ việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng thanh, kiểm tra (HĐT; Ban Coi thi, điểm thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo, Ban Thư ký).

Tại khu vực in sao đề thi, trước khi in sao đề thi, thanh, kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn.

Trong khi in sao đề thi, trong vòng 2 có 1 thành viên của thanh tra sở GDĐT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động tại vòng 2; các đoàn thanh,kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi hoạt động in sao đề thi đang diễn ra thi chỉ kiểm tra về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn xung quanh khu vực in sao đề thi đến Vòng 2.

Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những sai phạm (nếu có); lập biên bản thanh tra, kiểm tra với đối tượng thanh tra, kiểm tra (Ban Coi thi, điểm thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận và Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo, Ban Thư ký).

Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện checklist công việc, thời gian và tiến độ để bảo đảm không bỏ sót những nội dung thanh tra, kiểm tra theo quy định.

Thanh tra Bộ thanh, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức Kỳ thi

Về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, theo Bộ GDĐT, Ban Chỉ đạo các cấp thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra các khâu của Kỳ thi. Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập các Đoàn thanh, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức Kỳ thi và công tác thanh, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tại các địa phương.

Trường hợp cần thiết, do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định; Chánh Thanh tra tỉnh cử người tham gia Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cử người tham gia công tác thanh, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tại địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chánh Thanh tra Sở GDĐT quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT của sở GDĐT; trường hợp cần thiết do Giám đốc sở GDĐT quyết định.

Cục trưởng Cục Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý,

Người tham gia thanh, kiểm tra phải có đạo đức tốt

Bộ GDĐT cũng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn người tham gia thanh, kiểm tra thi phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục hoặc người làm công tác thanh tra nội bộ, cán bộ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, là cán bộ của Cục Nhà trường; đã tham dự tập huấn và nắm vững quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi và đạt yêu cầu bài kiểm tra đánh giá.

Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ dự thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được tham gia công tác thanh, kiểm tra tại HĐT nơi có người thân dự thi.

Không tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi khi đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Kịp thời xử lý, giải quyết các đơn tố cáo, phản ánh liên quan đến tham nhũng, tiêu cực

Nam Định: Kịp thời xử lý, giải quyết các đơn tố cáo, phản ánh liên quan đến tham nhũng, tiêu cực

(Thanh tra) - Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Nam Định theo dõi, xử lý 18 vụ việc tham nhũng, với tổng số tiền, tài sản tham nhũng, tiêu cực phát hiện được là 21,3 tỷ đồng và hơn 25 nghìn m2 đất, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đối với 5 cá nhân.

Thành Nam

13:52 22/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm