Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/04/2016 - 09:21
(Thanh tra)- Ngày 7/4, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức hội nghị thuyết minh đề tài khoa học cấp bộ “Xung đột lợi ích và phòng ngừa xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ tại Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do bà Lê Thị Huệ làm Chủ nhiệm và “Vai trò của cơ quan thanh tra trong phát hiện, xử lý tham nhũng” của Phạm Thị Thu Hiền. Tiến sỹ Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra làm Chủ tịch Hội đồng Thuyết minh.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra, Chủ tịch Hội đồng Thuyết minh. Ảnh: TH
Xung đột lợi ích được coi là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung và phòng, chống tham nhũng (PCTN) nói riêng. Xung đột lợi ích là bất kỳ tình huống nào mà ở đó lợi ích cá nhân của công chức có ảnh hưởng, hoặc có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của công chức khi thực thi công vụ.
Theo bà Lê Thị Huệ, phòng ngừa xung đột lợi ích và hoạt động công vụ luôn gắn liền với nhau. Tại Việt Nam, pháp luật chưa đưa ra một khái niệm chính thức về xung đột lợi ích, phòng ngừa xung đột lợi ích mà bước đầu chỉ ghi nhận và đưa ra các biện pháp giải quyết các tính huống xung đột lợi ích cụ thể, liên quan đến việc tặng quà và nhận quà tặng; có hành vi hoặc ra quyết định có lợi cho cá nhân hoặc người dân của người thực hiện hành vi, ra quyết định; đầu tư và chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp và sử dụng lợi thế thông tin có được từ vị trí công tác. Luật PCTN đã có một số quy định để phòng ngừa, kiểm soát những tình huống xung đột lợi ích nhằm phòng ngừa TN. Tuy nhiên, các giải pháp phòng ngừa xung đột không chỉ nhằm PCTN mà ở một phạm vi rộng hơn, phòng ngừa, kiểm soát xung đột lợi ích, đảm bảo tính liên chính đề cao trách nhiệm giải trình, minh bạch trong hoạt động công vụ.
Đóng góp ý kiến cho đề tài này, các thành viên hội đồng yêu cầu chủ nhiệm đề tài cần nghiên cứu rộng hơn, bổ sung một số vấn đề liên quan đến thể chế khung pháp lý đến xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích còn ở phương diện tác hại đến môi trường kinh doanh hiện nay, ảnh hưởng đến tính minh bạch, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Theo Đề tài “Vai trò của cơ quan thanh tra trong phát hiện, xử lý tham nhũng”, cơ quan thanh tra Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác PCTN, đặc biệt là phát hiện, xử lý tham nhũng, thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các văn bản pháp luật, cũng như đóng góp từ thực tiễn hoạt động của ngành. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc phát hiện, xử lý tham nhũng của cơ quan thanh tra là những khâu còn yếu ngay từ các quy định của pháp luật cho đến việc tổ chức, công vụ, thẩm quyền chưa thực sự khoa học và hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của cơ quan thanh tra trong mảng công tác này.
Theo chủ nhiệm đề tài, 5 năm qua, ngành Thanh tra mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác PCTN, tuy nhiên, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn có những tồn tại, hạn chế. Vì vậy, việc triển khai đề tài này là rất cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong phá hiện, xử lý tham nhũng…
Hội đồng thống nhất 2 đề tài được phép nghiên cứu.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền