Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Thanh tra: Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 60 nghìn tỷ đồng, 4 nghìn ha đất

Thứ tư, 11/01/2017 - 17:12

(Thanh tra) - Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Thanh tra 2016 do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức sáng nay (11/1). Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh, Ngô Văn Khánh, Nguyễn Văn Thanh, Đặng Công Huẩn. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh: Năm 2016, qua giải quyết KN,TC, toàn ngành Thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 70 tỷ đồng, 43ha đất; trả lại quyền lợi cho 1.389 người, kiến nghị xử lý hành chính 500 người. Ảnh: HH

Kiến nghị thu hồi hơn 37,9 nghìn tỷ đồng, hơn 1,2 nghìn ha đất

Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh cho biết: Năm 2016, toàn ngành đã triển khai 6.586 cuộc thanh tra hành chính và 252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 59,4 nghìn tỷ đồng, 4 nghìn ha đất, đã kiến nghị thu hồi hơn 37,9 nghìn tỷ đồng, hơn 1,2 nghìn ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hơn 21,4 nghìn tỷ đồng, 2,7 nghìn ha đất; ban hành 162.894 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5,4 nghìn tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.763 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 90 vụ việc, 138 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực.

Về thanh tra hành chính, TTCP tiến hành 55 cuộc thanh tra. Ban hành kết luận 21 cuộc, phát hiện vi phạm số tiền hơn 11 nghìn tỷ đồng; kiến nghị thu hồi hơn 5 nghìn tỷ đồng; kiến nghị, xử lý khác hơn 6 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý 5 vụ, 40 đối tượng. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến nội dung thanh tra.

Thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 6.531 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 5.228 cuộc; phát hiện vi phạm số tiền hơn 4,5 nghìn tỷ đồng, 4 nghìn ha đất; kiến nghị thu hồi 690 tỷ đồng, hơn 1,2 nghìn ha đất; kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý hơn 3,8 nghìn tỷ đồng, hơn 2,7 nghìn ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 1.763 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 85 vụ việc, 98 đối tượng.

Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra các bộ, ngành Trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành  252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 516.604 tổ chức, đơn vị, cá nhân trên các lĩnh vực. 

Qua thanh tra đã phát hiện 198.578 tổ chức, cá nhân có vi phạm, tổng số tiền vi phạm hơn 43,7 nghìn tỷ đồng; kiến nghị thu hồi hơn 32,2 nghìn tỷ đồng; ban hành 162.894 quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.  

Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN), TTCP tiến hành 14 cuộc. Các bộ, ngành, địa phương tiến hành 1.229 cuộc tại 4.199 cơ quan, đơn vị; qua thanh tra phát hiện 586 đơn vị có vi phạm; kiến nghị xử lý 457 tổ chức, 652 cá nhân; chấn chỉnh những khuyết điểm, tồn tại và chấn chỉnh nhiều thiếu sót, vi phạm.

Toàn ngành cũng đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.388 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 10,5/14,9 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 70,5% (tăng 12,2% so với năm 2015), 488/567ha đất, đạt tỷ lệ 86% (tăng 15% so với năm 2015), đôn đốc xử lý 850 tập thể, 2.030 cá nhân, chuyển cơ quan chức năng khởi tố 18 vụ, 23 đối tượng.

Giải quyết vụ việc KN,TC tồn đọng đạt 98,86%

Trong năm, các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp 363.405 lượt công dân (giảm 6% so với năm 2015) với 186.719 vụ việc; có 4.875 đoàn đông người (giảm 5,8% so với năm 2015); xử lý 157.426 đơn đủ điều kiện; đã giải quyết 23.397 vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền, đạt 86,1%.

Qua giải quyết KN,TC đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 70 tỷ đồng, 43ha đất; trả lại quyền lợi cho 1.389 người, kiến nghị xử lý hành chính 500 người.

Ngành quan tâm giải quyết các vụ việc KN,TC tồn đọng, phức tạp kéo dài, đã giải quyết 522/528 vụ việc theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP, đạt tỷ lệ 98,86%; hiện còn 6 vụ đang được tiếp tục giải quyết; tiếp tục kiểm tra, rà soát 582 vụ việc KN,TC tồn đọng, phức tạp theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP; có 392 vụ việc đủ điều kiện ban hành thông báo chấm dứt thụ lý (67,4%), đã ban hành 209 thông báo chấm dứt.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho tập thể Vụ Thanh tra  Khối Nội chính và Kinh tế tổng hợp (Vụ II) và cá nhân Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh vì đã có thành tích trong công tác từ năm 2011 - 2015. Ảnh: HHThu hồi tài sản tham nhũng đạt 100%Các ngành, các cấp tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNViệc công khai, minh bạch ngày càng cụ thể, được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tại 3.337 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 30 đơn vị có vi phạm. Ban hành mới 10.516 văn bản, hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 1.407 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tiến hành 1.941 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 59 vụ việc vi phạm, số người vi phạm là 79 người, đã xử lý kỷ luật 8 người, kiến nghị thu hồi và bồi thường 69,8 tỷ đồng (đã thu hồi 69,8 tỷ đồng, đạt 100%).  Kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức tại 2.286 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, trong đó số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý là 24 người.Xử lý 20 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 1 người đã bị xử lý hình sự; 10 người bị xử lý kỷ luật hành chính bằng các hình thức như: Cảnh cáo, khiển trách, các trường hợp còn lại đang trong quá trình xử lý.Qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện 30 vụ, 60 người có hành vi liên quan đến tham nhũng; giải quyết KN,TC, phát hiện 16 vụ, 20 người; tự kiểm tra nội bộ, phát hiện 5 vụ, 5 người có hành vi liên quan đến tham nhũng. Tham gia thảo luận tại Hội nghị, phần lớn các ý kiến góp ý đều đồng tình với dự thảo báo cáo.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm; cho ý kiến về việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra như thế nào cho có hiệu lực, hiệu quả, nội dung sát với kế hoạch đề ra; báo cáo kết luận thanh tra có đầy đủ, đúng nội dung, khách quan và trung thực với phát hiện đoàn thanh tra; vấn đề kiến nghị, đề xuất, sửa đổi cơ chế chính sách pháp luật có sát với thực tiễn. Về công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, các đại biểu cũng đề cập đến tình hình khiếu kiện tại địa phương mình, đồng thời trao đổi làm rõ hơn đâu là nguyên nhân dẫn đến KN,TC nhiều, bức xúc hoặc vượt cấp lên Trung ương đặc biệt là việc tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết KN,TC đã có hiệu lực pháp luật; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng Nhà nước đối với các vụ việc KN,TC vượt cấp lên Trung ương. Về PCTN, các đại biểu cho ý kiến về khâu phòng ngừa tham nhũng, trong đó biện pháp tối ưu là công khai minh bạch; về thực tế qua quá trình thanh tra, giải quyết KN,TC ngành Thanh tra phát hiện nhiều, nhưng chuyển cơ quan điều tra ít... Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Bình đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Thanh tra trong năm 2016. Với nỗ lực quyết tâm của mình, toàn ngành Thanh tra đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. Trên các mặt công tác đều có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.“Trong năm 2017 và những năm tới, ngành Thanh tra cần có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế, tồn tại, yếu kém. Công tác thanh tra phải công minh, chính trực, khách quan. Qua thanh tra phải phát hiện và kiên quyết xử lý vi phạm tiêu cực lãng phí, lợi ích nhóm theo tinh thần là không có vùng cấm, không ngại va chạm vì bất kỳ áp lực nào mà bẻ cong pháp luật. Góp phần phòng ngừa, khắc phục sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước để hoàn thiện thể chế pháp luật nói chung và thể chế về phòng chống tham nhũng, lãng phí nói riêng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.Thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TTCP và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu đã cảm ơn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã dành thời gian đến dự Hội nghị và phát biểu chỉ đạo, đồng thời giao nhiệm vụ cho ngành Thanh tra năm 2017. Những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình sẽ được ngành Thanh tra tiếp thu và được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong năm 2017. Kết quả của ngành Thanh tra đã làm người dân tin tưởng Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng khẳng định: Kết quả của ngành Thanh tra đạt được trên tất cả các mặt công tác đã làm cho người dân tin tưởng hơn vào sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh với tiêu cực tham nhũng. Ảnh: HH Cho ý kiến tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng đồng tình với kết quả đã nêu trong báo cáo tổng kết công tác ngành Thanh tra 2016. Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương khẳng định: Năm 2016, kết quả của ngành Thanh tra đạt được trên tất cả các mặt từ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN, TC đến PCTN đã làm cho người dân tin tưởng hơn vào sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh với tiêu cực tham nhũng. Thông qua hoạt động của các cấp, các ngành, đặc biệt là của thanh tra làm cho xã hội tin nhiều hơn, thấy rằng Đảng, Nhà nước nói đi đôi với làm, làm cương quyết, làm thật sự . “Kết quả hoạt động thanh tra có tác dụng răn đe phòng ngừa tiêu cực tham nhũng rất lớn. Tôi tin tưởng nếu chúng ta tiếp tục làm tốt sẽ tác động lớn tới công tác PCTN nói chung”. Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng cho biết: Một trong những nội dung Ban Chỉ đạo Trung ương PCTN quan tâm là khi kết luận thanh tra các vụ việc vi phạm việc xử lý trách nhiệm có đúng mức, nghiêm minh hay không. Hàng năm chúng ta đều có kiểm tra, đôn đốc việc thanh tra vụ việc, kết quả của các đoàn kiểm tra cho thấy, bên cạnh những việc làm tốt cũng chỉ ra những việc chưa nghiêm minh ở một số vụ việc. Kết luận chủ yếu về kinh tế là chính, nhưng xử lý trách nhiệm có vụ việc chúng ta làm chưa nghiêm, bằng chứng ít các cuộc phát hiện dấu hiệu tội phạm được chuyển sang cơ quan điều tra. Để làm tốt vấn đề này, cần có quy chế phối hợp giữa 4 bên TTCP, Công an, Ban Nội chính Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra. Khi đưa ra kết luận cần có phối hợp chặt chẽ, để thống nhất các ý kiến, hạn chế các thiếu sót hạn chế khi ban hành kết luận thanh tra. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo địa phương và TTCP để giải quyết dứt điểm các vụ việc KN,TC kéo dài. Phương Hiếu - Trần Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm