Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Bích (Thực hiện)
Thứ năm, 12/11/2020 - 09:41
(Thanh tra) - Sự thành công của các Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở và cấp trên cơ sở thời gian vừa qua đã cho thấy công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) phục vụ Đại hội Đảng các cấp đã được tiến hành rất tốt. Phóng viên Báo Thanh tra đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (TƯ) xung quanh công việc đầy khó khăn, nhiều trăn trở này.
Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp. Ảnh: Tuấn Hậu
Sớm xây dựng kế hoạch, đồng bộ trong triển khai
+ 2020 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, xin ông cho biết tình hình tiếp công dân, giải quyết đơn thư KN,TC trong thời gian qua?
- Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Tiếp công dân TƯ đã tham mưu giúp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) trong việc sớm xây dựng Kế hoạch 1248/KH-TTCP ngày 26/7/2019 về phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ XIII của Đảng. Qua theo dõi, đến nay có 54 địa phương ban hành kế hoạch, quyết định triển khai thực hiện.
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC phục vụ Đại hội Đảng các cấp rất quan trọng đối với các địa phương để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Hiện nay, các địa phương đã có báo cáo. Các địa phương đã tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, khẳng định công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC phục vụ Đại hội Đảng các cấp đã thực hiện rất tốt theo đúng chỉ đạo của Tổng TTCP.
Tại Trụ sở Tiếp công dân TƯ, Ban Tiếp công dân TƯ đã thực hiện thường xuyên chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ và công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC được đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước. Những nội dung TC nào thuộc phạm vi Nhà nước, hành chính, chúng tôi xử lý theo các thủ tục hành chính. Nội dung TC nào liên quan đến đảng viên vi phạm điều lệ Đảng, tư cách, phẩm chất đạo đức, chúng tôi xử lý theo quy định của Đảng, chuyển đến cơ quan thẩm quyền. Một số trường hợp, chúng tôi báo cáo Tổng Thanh tra chuyển sang Ủy ban Kiểm tra TƯ để xem xét xử lý.
Cho đến bây giờ, có thể đánh giá công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC phục vụ Đại hội Đảng các cấp đã được triển khai rất sớm ở các địa phương, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ cũng như của Tổng TTCP, Kế hoạch 1248 của TTCP đã được triển khai rất rộng rãi ở các địa phương và có kết quả bước đầu.
Kết quả đó là, sự thành công của Đại hội Đảng các cấp ở các địa phương đã cho thấy công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC phục vụ Đại hội đã được làm rất tốt.
Tuy nhiên, qua theo dõi phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy rằng có một vài địa phương còn tồn tại vấn đề trong công tác nhân sự. Nhưng đó là làm theo đúng quy trình của Đại hội. Tôi đánh giá ở đây, tính dân chủ trong Đảng đã được nâng lên. Một số nhân sự mà tổ chức đã chọn nhưng bầu không trúng ban chấp hành. Đây là chuyện hết sức bình thường. Tôi khẳng định lại một lần nữa, công tác nhân sự như vậy là rất dân chủ.
+ Ông có thể chia sẻ những khó khăn trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC trong thời gian được cho là “nhạy cảm” này?
- Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp: Khó khăn nhất là làm sao tất cả cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư xác định được trách nhiệm của mình trước những TC rất nhạy cảm. Qua công tác tiếp dân, xử lý đơn thư cần phải phân loại đơn thư, phân loại TC và bảo vệ uy tín của người bị TC, đồng thời giữ uy tín, bảo vệ người TC.
Mặt khác, một số nội dung TC khi người dân đến trực tiếp thì dễ, nhưng qua xem xét đơn thư, dù chưa khẳng định được, nhưng có thể có dấu hiệu, hoặc người ta ghi tên, đề tên, nhưng chưa chắc phải tên thật, nên phải thông qua các cơ quan xác minh để làm rõ. Bởi vậy, giữ bí mật thông tin rất quan trọng. Nếu thông tin bị lộ ra ngoài, sẽ ảnh hưởng tới uy tín của cán bộ, tổ chức Đảng, người bị TC và người TC.
Một khía cạnh nữa, những thông tin này rất dễ bị các đối tượng không có thiện chí với chính quyền, không có thiện chí với Đảng lấy để phục vụ mục đích cá nhân. Hoặc ngay trong nội bộ, sẽ dễ bị mang ra để chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến kết quả Đại hội hoặc uy tín của cán bộ mà có thể sau này sẽ được vào cấp ủy.
Cần quan tâm dư luận xã hội, thông tin báo chí, kể cả mạng xã hội
+ Có ý kiến cho rằng, phần lớn những đơn thư KN, TC trong thời điểm trước thềm Đại hội Đảng các cấp đều là “có động cơ xấu”. Quan điểm của ông như thế nào?
- Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp: Tôi không đánh giá như vậy. Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, người dân cũng như các đối tượng của xã hội quan tâm đến Đảng, quan tâm đến nhân sự Đại hội là một điều đáng mừng.
Tuy nhiên, trong thực tế quá trình xử lý đơn thư, chúng tôi thấy có những nội dung chỉ trong nội bộ Đảng mới có, mà bây giờ lại được đưa ra ngoài? Như vậy, bước đầu có thể khẳng định được là thông tin được nội bộ đưa ra. Như thế là không tốt. Bởi, tại sao nội dung này không được đưa ra trong sinh hoạt Chi bộ thường kỳ, trong tập thể, mà lại mang ra ngoài? Tại sao những ngày bình thường không được chia sẻ để đấu tranh, để phân loại, xử lý kịp thời, giữ uy tín cho cả tổ chức Đảng, mà để đến bây giờ mới đưa ra? Đây rõ ràng là một ý thức, động cơ không tốt.
Nhưng không phải tất cả, có nhiều nội dung đơn thư mà người dân quan tâm đến Đảng, quan tâm đến cán bộ sau này đứng trong hàng ngũ tổ chức Đảng mà có thể sẽ giữ chức vụ trong chính quyền để xử lý công việc của dân. Họ phản ánh những vấn đề về tài sản của của cán bộ hay trong quá trình thực thi nhiệm vụ cán bộ có vi phạm mà không bị xử lý, vẫn được đưa vào… thì chúng ta phải cảm ơn họ.
Quan trọng nhất phải xử lý kịp thời. Nếu không xử lý kịp thời, không theo một quy trình chặt chẽ, không bảo đảm bí mật thì rất dễ bị lợi dụng, quấy rối.
Có nhiều đơn thư lợi dụng thời gian diễn ra Đại hội Đảng để “đấu đá” lẫn nhau ngay từ trong nội bộ. Họ viết thư nặc danh, đưa thông tin ra ngoài cho người khác viết đơn thư… nhằm để hạ uy tín của nhau. Nếu chúng ta không xử lý kịp thời thì ngay trong kỳ Đại hội, khi Đại hội chất vấn thì không thể có câu trả lời.
Một điểm lưu ý nữa, không chỉ đơn thư, hay tiếp dân, mà dư luận xã hội, báo chí, kể cả mạng xã hội, khi có đánh giá, có ý kiến thì tổ chức Đảng cần phải quan tâm. Có những trường hợp không gửi đơn lên, nhưng trong dư luận xã hội có thì chúng ta phải vào cuộc. Trong trường hợp này, không nhất thiết phải theo quy trình xử lý đơn của Đảng, Nhà nước, mà tổ chức, kiểm tra, xác minh công khai và công bố kết quả công khai. Chính như vậy mới tạo được niềm tin của dân với chính quyền. Bởi, người dân hiểu rằng, có những việc chỉ cần có dư luận, tổ chức đã có ý kiến, có kiểm tra xác minh, đánh giá. Nếu đúng, loại cá nhân đó ra khỏi cấp ủy Ban chấp hành mới. Nếu không, giải tỏa được dư luận, bảo vệ uy tín cho đồng chí của mình.
Tóm lại, không phải tất cả đơn thư trong thời gian này đều có động cơ xấu. Có những nội dung qua đơn thư, ngay cả khi chưa xác minh rõ ràng, nhưng xét thấy nếu người này tham gia sẽ ảnh hưởng uy tín của tập thể, uy tín của Đảng thì cũng sẽ loại ra khỏi nhân sự. Như đồng chí Tổng Bí thư nói, người đứng trong hàng ngũ của ban chấp hành không phải để cho oai, hay là để kiếm chác, mà vào “để hy sinh, phấn đấu, để cống hiến, trưởng thành hơn nữa, làm cho Đảng ta mạnh lên”. Tuy nhiên, nếu công tác xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC không làm cẩn thận sẽ mất cán bộ tốt, mất động cơ phấn đấu, vô hình trung loại bỏ người tốt ra khỏi cấp ủy, đưa người cơ hội vào, làm giảm sức chiến đấu, giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền.
Công khai, dân chủ, bảo vệ người TC để chấm dứt đơn thư nặc danh
+ Theo ông, làm thế nào để ngăn chặn, hạn chế tình trạng đơn thư TC nặc danh, sai sự thật?
- Trưởng Ban Tiếp công dân TƯ Nguyễn Hồng Điệp: Theo tôi, cần công khai, minh bạch tất cả quy định. Đơn thư TC nặc danh cũng là một kênh, cần nhìn nhận theo chiều hướng tích cực. Như tôi đã nói, đó là một cách xử lý phục vụ công tác quản lý. Không phải vì đơn TC nặc danh mà làm tràn lan, không theo quy định nào cả: Yêu thì không làm, để bảo vệ đồng chí; ghét thì mặc dù nặc danh vẫn làm. Điều quan trọng phải là nội dung có xác thực không.
Muốn giảm đơn thư nặc danh thì phải công khai, dân chủ trong nội bộ Đảng. Nếu không có cơ chế tốt để bảo vệ người TC, thì sẽ phát sinh đơn nặc danh. Và, tôi muốn nhấn mạnh, phải bảo vệ người TC bằng chính cái tâm của người đảng viên, để cán bộ, công chức, người dân tự tin gửi đơn TC và chịu trách nhiệm với nội dung đó.
Mặt khác, cũng phải xử lý nghiêm, kỷ luật hoặc xem xét trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân lợi dụng viết đơn TC nặc danh, mạo danh làm giảm uy tín của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, kể cả người đó là cán bộ thì cũng phải xử lý nghiêm.
Tiếp đó, nội bộ tổ chức Đảng cũng phải có cơ chế để cán bộ đảng viên có thể tự tin phản ánh với cơ quan cấp trên về đồng chí của mình, mang tính xây dựng, cầu thị cao.
Nếu chúng ta sống trong một tổ chức mà tất cả cán bộ đều có ý thức trách nhiệm, có đấu tranh, phê bình và tự phê bình thường xuyên, tổ chức Đảng lắng nghe những ý kiến trái chiều với một tâm thế, ý thức cầu thị thì sẽ không có hoặc giảm đơn thư TC mạo danh, nặc danh trong nội bộ. Và đây cũng là một kênh quan trọng để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
+ Xin cảm ơn ông!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024(Thanh tra) - Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Kim Thành
08:57 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng