Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thượng tá Nguyễn Phú Xuân
Thứ ba, 20/05/2025 - 14:05
(Thanh tra) - Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lực lượng Công an Nhân dân (CAND) không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn, mà còn là thước đo quan trọng thể hiện bản lĩnh chính trị, trình độ quản lý và phẩm chất đạo đức của toàn ngành. Đây là lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao tính minh bạch và uy tín của lực lượng CAND trong lòng Nhân dân.
Chi bộ 3 vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2027, với tinh thần “Dân chủ - Kỷ cương - Đoàn kết - Đổi mới - Phát triển”. Ảnh: Văn Hóa
Trước những chuyển biến nhanh chóng của đời sống xã hội và sự gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp của các vụ việc khiếu nại, tố cáo, yêu cầu đặt ra cho công tác lãnh đạo ngày càng cao, đòi hỏi Chi bộ phải phát huy mạnh mẽ vai trò định hướng, tổ chức và kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động này.
Thực tiễn cho thấy, vai trò lãnh đạo của Chi bộ tại Thanh tra Bộ Công an vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện ở việc phương thức lãnh đạo đôi lúc còn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ đảng viên chưa đồng đều, trong khi cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ, bảo đảm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ đúng pháp luật, kịp thời mà còn thuyết phục về lý lẽ và hợp lòng dân.
Để góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra Bộ Công an, Chi bộ 3, Đảng bộ Thanh tra Bộ Công an đã thống nhất đề xuất 5 nhóm giải pháp, cụ thể:
Nhóm giải pháp thứ nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo để phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ theo hướng dân chủ hóa, khoa học hóa và thực tiễn hóa. Bởi Chi bộ không chỉ là nơi truyền đạt chủ trương của Đảng mà còn là trung tâm định hướng tư tưởng, tổ chức thực hiện và giám sát hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, trong đó có lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vốn rất đặc thù và nhạy cảm.
Chi bộ cần ban hành các nghị quyết chuyên đề về công tác này, định kỳ cập nhật theo tình hình thực tiễn và bám sát các quy định pháp luật hiện hành; Nghị quyết phải cụ thể, khả thi và có cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện. Đây chính là cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để gắn kết nhiệm vụ chuyên môn với định hướng lãnh đạo của Đảng, giúp Chi bộ chủ động điều hành thay vì chỉ phản ứng trước tình huống.
Ứng dụng công nghệ thông tin phải trở thành một nội dung lãnh đạo cụ thể, gắn với công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu số hóa về đơn thư khiếu nại, tố cáo và hoàn thiện quy trình giải quyết, bảo đảm tính minh bạch, khả năng truy xuất và giám sát liên tục.
Nhóm giải pháp thứ hai là nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong Chi bộ gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, không chỉ dừng ở việc "rèn đức, luyện tài", mà phải đặt trong mối tương quan biện chứng với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tiễn ngày càng cao.
Chi bộ cần chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên với nội dung sâu sắc, hình thức đa dạng, thiết thực. Việc học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng phải gắn chặt với yêu cầu cụ thể trong xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nơi mà mỗi đảng viên đều có thể đối mặt với áp lực, cám dỗ, hoặc sự mơ hồ về ranh giới giữa “đúng” và “sai” trong những tình huống phức tạp. Vì vậy, giáo dục tư tưởng phải đi đôi với rèn luyện bản lĩnh chính trị, giúp đảng viên kiên định trước khó khăn, công tâm trong phán xét, khách quan trong xử lý.
Bên cạnh đó, Chi bộ cần đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên một cách thực chất, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo trọng tâm: kiểm tra định kỳ về thái độ công vụ, hiệu quả xử lý hồ sơ, cũng như khả năng vận dụng pháp luật và tư duy phân tích tình huống; thông qua nhiều kênh như lấy ý kiến đồng nghiệp, cán bộ cấp trên và cả người dân liên quan đến vụ việc để có kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực thực tế.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho đảng viên cần được triển khai thường xuyên, có hệ thống; phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ đảng viên trẻ, có năng lực và tâm huyết.
Cuộc họp tham vấn ý kiến cơ quan chuyên môn trong giải quyết tố cáo của Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc Công an địa phương, Thanh tra Bộ Công an. Ảnh: Việt Dũng
Nhóm giải pháp thứ ba là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, bảo đảm sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng và nâng cao tính tự giác, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi tính minh bạch, liêm chính và công tâm cao, thì việc tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ không chỉ nhằm phòng ngừa sai phạm mà còn là biện pháp hữu hiệu để củng cố niềm tin của Nhân dân đối với tổ chức Đảng và cơ quan Thanh tra Bộ Công an.
Công tác kiểm tra, giám sát trong chi bộ phải được thực hiện thường xuyên, bài bản và đi vào thực chất, tránh hình thức, chiếu lệ. Nội dung kiểm tra cần tập trung vào việc chấp hành cương lĩnh, điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; đặc biệt là việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực thanh tra. Cần xác định rõ rằng, kiểm tra không nhằm “bắt lỗi” mà là để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện lệch chuẩn, góp phần giữ gìn sự trong sạch trong nội bộ Chi bộ và đội ngũ cán bộ.
Song song với kiểm tra, giám sát mang tính chế tài, Chi bộ cần đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, mỗi đảng viên phải tự soi, tự sửa, từng bước nâng cao phẩm chất và năng lực công tác. Trong đó, vai trò gương mẫu, trung thực của cấp ủy, Bí thư Chi bộ trong việc tự phê bình là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác này.
Công tác kiểm tra, giám sát phải gắn với khen thưởng và xử lý kỷ luật công minh, khách quan, kịp thời; biểu dương, khen thưởng những đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo sức răn đe và khôi phục kỷ cương trong Đảng.
Nhóm giải pháp thứ tư là phát huy dân chủ, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ, đây là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Dân chủ trong sinh hoạt Đảng không đơn thuần là mở rộng quyền phát biểu, mà là sự bảo đảm để mỗi cán bộ, đảng viên được tham gia thực chất vào quá trình thảo luận, ra quyết định và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Chi bộ. Dân chủ là nền tảng để phát huy trí tuệ tập thể, hạn chế chủ nghĩa cá nhân, tạo sự đồng thuận và thống nhất trong hành động, do đó phải gắn với việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh của mỗi đảng viên. Dân chủ không thể tách rời với kỷ cương, càng không thể là cái cớ để phát ngôn tùy tiện, gây chia rẽ nội bộ hoặc né tránh trách nhiệm.
Song song với phát huy dân chủ, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, cấp ủy viên, có vai trò định hướng, lan tỏa và tạo dựng niềm tin. Sức mạnh của tấm gương không nằm ở lời nói, mà ở hành động cụ thể, nhất quán giữa nói và làm, giữa nguyên tắc và thực thi nhiệm vụ, với tinh thần khách quan, công tâm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không né tránh, không vụ lợi và không bị chi phối bởi áp lực lợi ích.
Nhóm giải pháp thứ năm là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát huy được vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng trong lĩnh vực chuyên môn.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ, trước hết cần đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức sinh hoạt. Sinh hoạt Chi bộ phải trở thành diễn đàn để cán bộ, đảng viên thảo luận thẳng thắn, đánh giá đúng tình hình, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nội dung sinh hoạt cần bám sát các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, như: công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp, vấn đề cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng báo cáo kết quả xác minh, phòng ngừa tiêu cực trong thi hành công vụ…
Cần đề cao vai trò của cấp ủy trong việc chuẩn bị, định hướng các nội dung sinh hoạt, lồng ghép học tập nghị quyết, quán triệt chỉ thị, gắn với kiểm điểm nhiệm vụ công tác, không chỉ làm phong phú nội dung sinh hoạt mà còn tăng tính gắn kết giữa tư tưởng chính trị và hành động thực tiễn.
Sinh hoạt Chi bộ không chỉ là hoạt động nội bộ của tổ chức Đảng, mà còn là công cụ để giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên. Thông qua sinh hoạt, Chi bộ phát hiện được những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng chính trị, đạo đức công vụ; kịp thời chấn chỉnh thái độ làm việc thiếu chuẩn mực, phát hiện sớm biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nếu có. Đồng thời, đây cũng là dịp để ghi nhận, biểu dương những đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có sáng kiến, giải pháp hiệu quả trong công tác chuyên môn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm đảm bảo tính thông suốt trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tỉnh khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên Trần Văn Hậu đang đề nghị UBND các huyện, thành phố rà soát, báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hoàng Long
(Thanh tra) - Ngày 21/6, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy đã tới thăm gian trưng bày và trò chuyện với lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của Báo Thanh tra.
Anh Huy - Hải Lương
Lê Hữu Chính
Phương Anh
Trần Lê
Văn Thanh
Hương Giang
Chính Bình
Kim Thành
Trọng Tài
Văn Thanh
Minh Nghĩa
Anh Huy - Hải Lương
Chính Bình
Cao Huân
Trọng Tài