Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ ba, 14/05/2024 - 14:07
(Thanh tra) - Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, đã tạo dựng hành lang pháp lý giúp hoạt động thanh tra của Bộ Ngoại giao ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, sát với thực tiễn quản lý đối ngoại trong tình hình mới, Chánh Thanh tra Ngoại giao Nguyễn Xuân Ánh cho biết.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc tuyên truyền phổ biến Luật Thanh tra năm 2022. Ảnh: Thanh Thanh
Luật Thanh tra năm 2022: Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan thanh tra phù hợp
Theo Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh, Luật Thanh tra năm 2022 thể hiện ở một số điểm nổi bật đầu tiên đó là việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan thanh tra phù hợp với yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực, giúp thu gọn đầu mối các cơ quan thanh tra nhưng vẫn bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực đều được thanh tra, kiểm tra một cách hiệu quả.
Trên cơ sở các quy định của luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, năm 2023, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã đề xuất Thanh tra Chính phủ không thành lập cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tại đơn vị cấp tổng cục thuộc Bộ là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương: “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” cũng như các nguyên tắc, chủ trương của Nhà nước về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Qua thực tế triển khai việc điều chuyển nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về công tác người Việt Nam ở nước ngoài cho Thanh tra Bộ, các hoạt động thanh tra của Bộ Ngoại giao từ năm 2023 đến nay được tiến hành hiệu quả và tập trung hơn, nhất là trong thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, các quy định về chuyên môn, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao.
Từ đó, không làm phát sinh chồng chéo, vướng mắc về thẩm quyền thanh tra, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra; góp phần giúp các cơ quan ngoại vụ địa phương thực hiện tốt hơn nữa vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý Nhà nước về đối ngoại, ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản, hướng dẫn triển khai các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tại địa phương.
Luật Thanh tra năm 2022: Tăng cường sự chủ động và trách nhiệm
Điểm nổi bật tiếp theo của Luật Thanh tra năm 2022 mà Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh nhận định đó là các hoạt động thanh tra được tăng cường theo hướng vừa tăng cường sự chủ động, trách nhiệm của cơ quan thanh tra, của Chánh Thanh tra, vừa bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm trong tổ chức hoạt động kiểm tra thường xuyên để phát hiện từ sớm, từ xa các sơ hở, rủi ro, từ đó có giải pháp ngăn ngừa, nếu cần thiết thì tiến hành thanh tra để rà soát, chấn chỉnh, kịp thời xử lý hành vi vi phạm, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, các hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ Ngoại giao tiếp tục được tiến hành nhịp nhàng, bài bản theo phương châm “quản lý đến đâu thanh tra, kiểm tra đến đó”, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.
Năm 2023, bên cạnh các hoạt động kiểm tra thường xuyên của Bộ Ngoại giao trong các mảng nhiệm vụ như cải cách hành chính, tổ chức cán bộ, bảo mật, kiểm tra, giám sát công tác Đảng, Thanh tra Bộ đã hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng ban hành. Tính đến tháng 5/2024, Thanh tra Bộ cũng đã hoàn thành hơn 50% kế hoạch thanh tra năm 2024.
Việc quy định thủ trưởng cơ quan thanh tra ban hành quyết định thanh tra tại khoản 1 Điều 59 phát huy tính tích cực, chủ động của cơ quan thanh tra đối với hoạt động thanh tra.
Quy định này cũng giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra thuộc phạm vi, quyền hạn của Bộ, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị về nội dung thanh tra để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.
Điều này thực sự phù hợp với quan điểm, mục tiêu về phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước mà Chính phủ đang đẩy mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/1/2022 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.
Luật Thanh tra năm 2022: Tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến cách thức triển khai
Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh cũng chỉ ra các quy định mới trong triển khai hoạt động thanh tra đã góp phần khắc phục những khó khăn, nâng cao chất lượng nhân lực, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến cách thức triển khai, giúp tăng cường vai trò của Thanh tra Bộ trong việc đồng hành cùng các các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao.
Luật Thanh tra năm 2022 quy định các trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, tiêu chuẩn của trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra với nội dung đầy đủ và cụ thể, Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh cho rằng một số quy định trước đây trong các văn bản dưới luật, qua thực tiễn áp dụng có hiệu quả đã được nâng lên thành quy định của luật giúp nâng cao hiệu quả, tạo sự thống nhất trong việc áp dụng, chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh tra.
Với tính chất đa dạng, phức tạp trong công tác thanh tra, yêu cầu cốt yếu và xuyên suốt là đội ngũ công chức làm công tác thanh tra phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành, đồng thời cũng phải nhạy bén về kiến thức đối ngoại, kinh tế, tài chính, làm tốt công tác nắm bắt tình hình, dư luận, kịp thời phát hiện nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, từ đó, tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm hoặc đột xuất cho đúng và trúng với mục tiêu hướng tới.
Nhằm đáp ứng các quy định mới của luật, bên cạnh công tác đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng, từ năm 2022, Thanh tra Bộ đã chủ động kiến nghị lãnh đạo Bộ Ngoại giao triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thành lập hội đồng xét chuyển ngạch thanh tra viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, trách nhiệm lớn hơn và những tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Việc tiến hành thanh tra bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục quy định, khắc phục tình trạng kéo dài thời gian thanh tra, chậm báo cáo kết quả thanh tra, chậm ban hành kết luận thanh tra, nâng cao trách nhiệm của người tiến hành thanh tra; đồng thời giúp chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
Đáng lưu ý, đối với đặc thù của Bộ Ngoại giao là cơ quan được Chính phủ uỷ quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trải dài trên toàn thế giới, các quy định mới tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43 trong quá trình xây dựng, ban hành, công khai kết luận thanh tra cũng đã góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc nảy sinh liên quan đến yếu tố địa lý khi Thanh tra Bộ tiến hành các hoạt động thanh tra hành chính tại các cơ quan đại diện.
Chánh Thanh tra Nguyễn Xuân Ánh nhấn mạnh: "Từ năm 2023 đến nay, hành lang pháp lý mà Luật Thanh tra 2022 tạo dựng đã giúp công tác thanh tra của Bộ Ngoại giao từng bước nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao.
Từ đó mà công tác thanh tra cũng góp phần phát hiện, phòng ngừa từ sớm vi phạm, khuyết điểm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp… theo đúng tinh thần “phụng sự”, lấy người dân, doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ mà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhiều lần nhấn mạnh".
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024), chiều 22/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và Thanh tra Chính phủ đã trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra đối với lãnh đạo Bộ VHTTDL.
Thái Hải
22:15 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, Trường Cán bộ Thanh tra đã bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính khoá 17 năm 2024 cho 63 học viên đến từ thanh tra các bộ, ngành và các tỉnh, thành phía Bắc, Bắc Trung bộ.
Phương Anh
21:53 22/11/2024Hoàng Nam
21:38 22/11/2024Phương Hiếu
21:36 22/11/2024Cảnh Nhật
21:31 22/11/2024Lê Hữu Chính
17:40 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương