Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Góp ý Dự thảo Nghị định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân

Thứ năm, 26/12/2013 - 14:01

(Thanh tra)- Ngày 26/12, tại Quảng Ninh, Vụ Pháp chế đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân với sự tham gia của một số bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh. Phạm Duy

Dự thảo Nghị định lần này gồm 6 chương, 23 điều. Dự thảo quy định các điều của Luật Tiếp công dân, cụ thể: Việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất của Trụ sở tiếp công dân; quy chế hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; chế độ, bồi dưỡng tiếp công dân và chế độ khác của người tiếp công dân.


Theo Dự thảo, ở Trung ương, cấp tỉnh phải có Trụ sở tiếp công dân riêng; phải bố trí phòng làm việc của Ban Tiếp công dân, đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở. Tại cấp huyện, Trụ sở tiếp công dân phải có đủ phòng làm việc để phục vụ việc đón, tiếp công dân. Ngoài ra, Trụ sở tiếp công dân các cấp được trang bị máy ghi âm, máy ảnh và điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân.


Ban Tiếp công dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định đối với các vụ việc do Trụ sở tiếp công dân chuyển đến. Trường hợp đã yêu cầu nhưng vụ việc chậm được giải quyết hoặc không được giải quyết, thì Trưởng Ban Tiếp công dân báo cáo Tổng Thanh tra, Chủ tịch UBND cùng cấp để quyết định việc chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan thanh tra, cơ quan có liên quan tổ chức việc kiểm tra cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết vụ việc để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của người có liên quan.


Lịch tiếp công dân của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân phải thực hiện theo quy định và được công bố công khai. Đồng thời, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở phải bố trí người có năng lực, trình độ, sức khỏe phù hợp để làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.


Về nguyên tắc áp dụng chế độ bồi dưỡng, Điều 19 quy định, chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày cán bộ, công chức và các đối tượng tham gia phối hợp trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc nơi tiếp công dân; ngày cán bộ, công chức trực tiếp xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.


Trường hợp các đối tượng được quy định tại Điều 19 Nghị định khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng.


Tại Hội thảo, các địa biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến về quy định về tiếp công dân tại các cơ quan của Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ quyền hạn của Ban Tiếp công dân; việc phối hợp, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở; quy định về chế độ, chính sách đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư.


Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đỗ Gia Thư cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp công dân và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Nhằm đưa Luật Tiếp công dân vào cuộc sống, đem lại hiệu quả trong thực tiễn, Thanh tra Chính phủ đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân. Trước Hội thảo lần này, Ban Soạn thảo đã tổ chức 2 buổi lấy ý kiến tại 2 miềm Nam, Bắc, qua đó tiếp thu ý kiến, rút kinh nghiệm sửa đổi, hoàn thiện Dự thảo.

Hội thảo lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp thu các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương trước khi hoàn thiện Dự thảo lần cuối trình xem xét, ban hành theo đúng tiến độ đề ra.

Phạm Duy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm