Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/06/2020 - 10:41
(Thanh tra)- Kể từ số báo đầu tiên của Báo Thanh tra được ra đời (ngày 5/1/1991) đến nay đã gần 30 năm, tổ chức và hoạt động của Báo Thanh tra trải qua nhiều nấc thang thăng trầm và ngày càng lớn mạnh, gắn liền với quá trình hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra. Ngày 12/1/2008, Báo Thanh tra điện tử được khai trương, mở ra một giai đoạn mới cho hoạt động của Báo.
Chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả
Trong quá trình hoạt động, Báo Thanh tra luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, sự phối hợp tích cực của các ngành, các cấp, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, Báo Thanh tra đã bám sát tôn chỉ mục đích, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, hoạt động của ngành và các thông tin từ cơ quan, tổ chức, người dân để triển khai nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và các thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội... Lớp lớp các thế hệ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, viên chức, người lao động Báo Thanh tra không ngừng phấn đấu vươn lên để xây dựng, trưởng thành và có được chỗ đứng ngày càng vững chắc trong lòng độc giả. Không thể kể hết số lượng tin bài phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, thiếu chuẩn mực trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội được phóng viên Báo Thanh tra phát hiện, đấu tranh, phê bình. Nhiều tổ chức, cá nhân công dân được Báo Thanh tra lên tiếng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhiều cơ quan, doanh nghiệp được Báo Thanh tra tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ. Từ đó, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát triển.
Tạo động lực cho phát triển lâu dài
Trong năm qua, Báo Thanh tra đã phát huy truyền thống, từng bước khắc phục khó khăn và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
Báo Thanh tra tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách, pháp luật và kết quả hoạt động của Thanh tra Chính phủ, của ngành Thanh tra. Số lượng tin, bài tuyên truyền về hoạt động của ngành Thanh tra được tăng thêm, chất lượng tin, bài được nâng lên. Các tin, bài phê bình được viết thận trọng hơn, tạo hiệu quả tuyên truyền mạnh hơn.
Để tạo động lực cho sự phát triển lâu dài, Báo Thanh tra đã lựa chọn công tác tổ chức - bộ máy làm khâu đột phá. Báo đã tiến hành rà soát lại đội ngũ phóng viên, biên tập viên, viên chức, người lao động, báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Báo phù hợp với cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, làm rõ cơ chế tự chủ về tài chính và quyền hạn của người đứng đầu trong công tác cán bộ và được Tổng Thanh tra Chính phủ ra Quyết định số 919/QĐ-TTCP ngày 5/12/2019 ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Báo Thanh tra. Trên cơ sở đó, Báo Thanh tra đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của các phòng, trong đó các Phòng Phóng viên I, II, III, IV được tổ chức lại theo địa bàn, lĩnh vực được phân công. Báo Thanh tra đã nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định trong cơ quan, đã ban hành Quy chế xuất bản, Quy định về quản lý và sử dụng đội ngũ cộng tác viên; tiến hành xây dựng Đề án vị trí việc làm để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp, tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công công chức, viên chức, người lao động. Bên cạnh đó, Báo Thanh tra đã rà soát lại các vị trí việc làm, hợp đồng lao động để thực hiện theo quy định. Hiện tại, Báo Thanh tra có 56 người, hơn 1 năm qua đã giảm 19 người.
Hoạt động tài chính được quan tâm thúc đẩy thông qua các hoạt động phối hợp truyền thông với các cơ quan, doanh nghiệp và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nguồn thu sự nghiệp năm 2019 tăng trưởng gần 36%, khoản chi cho người lao động tăng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng 36%; đồng thời quan tâm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thanh toán kịp thời, đầy đủ các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, in báo, chế độ cho người lao động. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Báo đã chủ động trích lập Quỹ cải cách tiền lương và Quỹ dự phòng ổn định thu nhập theo quy định.
Báo cũng đã tích cực tham gia các giải báo chí và đạt giải. Công tác từ thiện là một trong những hoạt động thường niên của tòa soạn. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng được quan tâm đầu tư, trong đó, đã xây dựng Báo Thanh tra điện tử và đưa vào vận hành; Trụ sở làm việc của Báo cũng được quan tâm đầu tư cải tạo (tại Hà Nội) và cấp mới (tại TP HCM), cùng với những cơ sở vật chất khác, là điều kiện thuận lợi trong hoạt động của Báo trong thời gian sắp tới.
Mặc dù vậy, Báo Thanh tra cũng đã nhìn nhận, đánh giá, cho thấy: chỉ số xếp hạng của Báo còn thấp, chất lượng thông tin chưa sâu, thiếu tính đa dạng, nhiều hoạt động của ngành Thanh tra của Bộ, ngành và địa phương chưa được tuyên truyền; số lượng báo in phát hành còn thấp. Nguồn thu sự nghiệp còn bị động trong cân đối thu chi, chưa có nguồn thu ổn định; mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống của một số bộ phận lao động còn khó khăn; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu...
Nguyên nhân cơ bản là do đội ngũ phóng viên còn thiếu (nhất là miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam); chưa phát triển được đội ngũ cộng tác viên tại các bộ ngành, địa phương; trình độ, năng lực phóng viên chưa đồng đều, còn hạn chế trong khai thác và xử lý thông tin tuyên truyền, điều tra, phê bình và khai thác kinh tế và phát hành báo chí. Một số quy định về định mức, nhuận bút, chi tiêu nội bộ còn bất cập; quy định về khen thưởng, kỷ luật còn thiếu. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý, điều hành chậm được đổi mới, chưa phát huy hết năng lực, hiệu quả của đội ngũ.
Từng bước đổi mới, phát triển
Trong thời gian tới, có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, nhất là diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đối với ngành Thanh tra, sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành (23/11/1945 - 23/11/2020) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Thanh tra lần thứ V.
Nhiệm vụ các mặt công tác của Báo Thanh tra đặt ra là rất lớn, nhất là công tác tuyên truyền, đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất cao của Ban biên tập và đội ngũ viên chức, người lao động. Báo Thanh tra xác định rõ cần phải từng bước đổi mới để phát triển, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của Báo Thanh tra, thực hiện việc đánh giá, bố trí, sắp xếp, phân công công chức, viên chức, người lao động phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Báo; ban hành và thực hiện Đề án vị trí việc làm theo cơ cấu mới, từ đó, tổ chức tiếp nhận, tuyển dụng thêm nhân sự, ưu tiên phóng viên có đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm. Xác định rõ hơn nhiệm vụ của từng vị trí việc làm theo hướng đa năng, trong đó, phóng viên bám sát địa bàn được phân công để triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền gắn với khai thác kinh tế, phát hành báo chí. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công và các quy định có liên quan nhằm bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho sự vận hành của Tờ báo được thông suốt.
Thứ hai, đổi mới phương thức tuyên truyền, đa dạng hóa loại hình tuyên truyền, tăng thêm các hình ảnh và clip sinh động. Phát huy thế mạnh của Báo Thanh tra là các tuyến bài điều tra, phê bình, thông tin về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, có tác dụng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật, cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chú trọng bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thông tin Truyền thông để xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả; tăng cường hoạt động quản lý đăng ký, phê duyệt đề tài.
Thứ ba, tiếp tục nỗ lực tạo nguồn thu hợp pháp, ổn định, đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành khai thác kinh tế báo chí cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, chú trọng tăng cường sự phối hợp, hợp tác truyền thông với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để có thêm nguồn thu phục vụ hoạt động của báo, từ đó, có thêm điều kiện để nâng cao đời sống cho người lao động.
Thứ tư, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho đội ngũ, nhất là phóng viên, biên tập viên; tổ chức giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm báo chí với các tòa soạn khác; tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp, các cuộc thi báo chí, hội báo quốc gia; tổ chức thành công các hoạt động thể thao (trước mắt là Giải Cầu lông Báo Thanh tra toàn quốc lần thứ 17 tổ chức tại Hải Phòng) cũng như các hoạt động thiện nguyện nhân đạo (như xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ người nghèo, trường học nơi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn).
Thứ năm, thực hiện tốt công tác sinh hoạt đảng, tăng cường đoàn kết nội bộ, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, đoàn thể hoạt động hiệu quả; thực hiện tốt các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước,... nhằm tạo ra các giá trị nền tảng tư tưởng vững chắc để Báo Thanh tra thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đã được xác định trong chương trình, kế hoạch hành động của Báo.
Kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Thanh tra trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, những tình cảm và sự tin tưởng, chia sẻ, động viên kịp thời của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nhất là bạn đọc trên cả nước.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục đoàn kết, năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới, để xứng đáng hơn nữa là cơ quan ngôn luận của TTCP và ngành Thanh tra, trong tương lai sẽ trở thành một tờ báo chủ lực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật và bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đáp ứng được sự kì vọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân và có chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả.
TS. Trần Đăng Vinh, TTVCC,
Bí thư Đảng ủy, Quyền Vụ trưởng Phụ trách Báo Thanh tra
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn