Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/12/2019 - 18:04
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: “Đổi mới công tác quản lý khoa học của Thanh tra Chính phủ”. TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT chủ trì buổi tọa đàm.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: TH
Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT, những năm qua hoạt động quản lý khoa học của Thanh tra Chính phủ (TTCP) với sự kế thừa tiếp bước của các thế hệ đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của toàn ngành Thanh tra trên các phương diện: hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý nhà nước, nghiệp vụ thanh tra, quản trị nội bộ…
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý khoa học của TTCP còn có một số tồn tại, hạn chế.
Nhiệm vụ khoa học còn bị giới hạn về phạm vi nghiên cứu; công tác xây dựng kế hoạch và đề xuất thực hiện nhiệm vụ khoa học còn chưa được tổ chức một cách hệ thống; một số tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hay đánh giá kết quả nghiên cứu còn chưa xác định rõ ràng; việc lựa chọn các thành viên hội đồng nghiệm thu chưa xác định rõ tiêu chí về chuyên môn, năng lực nghiên cứu…
TS. Nguyễn Quốc Văn mong rằng, tại buổi tọa đàm này các ý kiến, kinh nghiệm và các giải pháp về quản lý khoa học trong việc xác định được những vấn đề nghiên cứu sát với yêu cầu của ngành Thanh tra, yêu cầu xây dựng thể chế, chính sách; tổ chức quản lý các đề tài khoa học các cấp (quá trình phê duyệt thuyết minh, tổ chức triển khai nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra tiến độ…); huy động lực lượng chuyên gia ngoài ngành Thanh tra và sự phối hợp với các cục, vụ, đơn vị trong TTCP tham gia vào hoạt động nghiên cứu; hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học; huy động các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học nhận được ý kiến chia sẻ để tiến tới hoàn thiện và đổi mới hoạt động quản lý khoa học của TTCP trong thời gian tới.
Tại tọa đàm, ThS. Nguyễn Văn Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc quản lý khoa học của TTCP cần tiếp cận theo hướng mới, nên hướng vào các chương trình: chương trình về phòng, chống tham nhũng; chương trình phát triển kinh tế, xã hội, chương trình phát triển văn hóa, con người…
Đại diện Viện Khoa học Pháp lý khẳng định việc xác định chiến lược nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất quan trọng, do vậy trong thời gian tới Viện CL&KHTT cần xây dựng luận cứ khoa học phát triển khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đang đặt ra hiện nay.
Ngoài ra, cũng cần học hỏi kinh nghiệm nước ngoài trong hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ.
Cũng theo vị này, chủ đề về tiền thanh tra và hậu thanh tra là những vấn đề có tính cấp thiết đang đặt ra hiện nay đối với ngành Thanh tra mà Viện CL&KHTT cần xem xét nghiên cứu trong thời gian tới.
“Việc đặt hàng nghiên cứu từ các bộ, ngành hay nắm bắt xu thế thay đổi qua các nghiên cứu dự báo của các nước cũng như thực tiễn của Việt Nam cũng là một trong những cách thức để chúng ta huy động được nguồn lực về con người và kinh phí nghiên cứu khoa học” - đại diện Viện Khoa học Pháp lý nói.
Đại diện Viện Chiến lược chính sách cho rằng, để xác định nhiệm vụ nghiên cứu trước tiên cần xây dựng chương trình nghiên cứu ít nhất trong 5 năm. Ví dụ, thông qua việc tổ chức các hội thảo, ngành Thanh tra sẽ phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu hoặc kiến nghị việc đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản chính sách hiện hành của ngành không còn phù hợp. Về vấn đề trùng lặp trong nghiên cứu, cần tiến hành rà soát các kết quả nghiên cứu trước khi xây dựng thuyết minh.
Đối với hoạt động hợp tác quốc tế, bà Nguyễn Thị Thu Nga, Viện CL&KHTT chia sẻ rằng, theo kinh nghiệm tại Viện Chiến lược chính sách, Viện CL&KHTT có thể xem xét việc hợp tác với các tổ chức quốc tế có các chương trình liên quan về phòng chống tham nhũng. Qua đó, sẽ huy động được nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.
Về tiêu chí xác định, chủ nhiệm đề tài cần ưu tiên những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn. Đối với biện pháp khắc phục sự chậm tiến độ trong nghiệm thu đề tài cần áp dụng chế tài nghiêm khắc về tài chính. Đối với việc ứng dụng sản phẩm nghiên cứu, ngoài đáp ứng yêu cầu của bộ, ngành cơ quan chủ quản, cần phối hợp với các địa phương trong lĩnh vực nghiên cứu dựa vào nhu cầu thực tế tại địa phương.
Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ, việc xác định nhiệm nghiên cứu cần dựa trên cơ chế chuyên gia sẽ đảm bảo chất lượng nghiên cứu của đề tài. Về vấn đề trùng lặp, để tránh trùng lặp việc tra cứu cần được thực hiện tại Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (nơi lưu giữ toàn bộ kết quả nghiên cứu) để loại những vấn đề đã được nghiên cứu. Đối với các niện nghiên cứu nói chung và Viện CL&KHTT nói riêng cần xây dựng Quy chế về sở hữu trí tuệ riêng mình để đảm bảo vấn đề về bản quyền trong thời kỳ hội nhập.
Kết thúc, TS. Nguyễn Quốc Văn cảm ơn ý kiến các đại biểu đã chia sẻ tại buổi tọa đàm này và cho rằng đây chính là những đóng góp quý báu giúp Viện CL&KHTT tham khảo để có những đề xuất trong việc hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý khoa học của Viện nói riêng và của TTCP nói chung.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá, Nguyễn Việt Hùng đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty Cổ phần Miền Trung 50 triệu đồng, vì đã vi phạm không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền