Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về UNCAC

Thứ năm, 02/07/2015 - 17:30

(Thanh tra) - Tại Quảng Ninh, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng vừa chủ trì hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện Chương II của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).

Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Long

UNCAC chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18/9/2009. Tại kỳ họp thứ ba của hội nghị các quốc gia thành viên UNCAC, cơ chế đánh giá thực thi UNCAC được thông qua. Do vậy, từ năm 2010, việc thực hiện UNCAC của các quốc gia thành viên lần lượt được đánh giá bởi các quốc gia thành viên khác.

Phó Tổng Thanh tra cho biết, chu trình đánh giá thứ hai sẽ tập trung đánh giá việc thực hiện Chương II, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng và Chương V, thu hồi tài sản của UNCAC. Nhằm chuẩn bị tốt cho chu trình đánh giá lần này, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội thảo để cung cấp kiến thức sâu hơn về cơ chế đánh giá thực thi UNCAC và các quy định của Chương II của UNCAC. Bên cạnh đó, hội thảo cũng tạo ra diễn đàn thực sự cởi mở để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, cũng như thực tiễn thực hiện các quy định có liên quan của Việt Nam.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, quá trình đánh giá thực thi UNCAC vừa qua là cơ hội tốt để Việt Nam rà soát, đánh giá một cách tổng thể về hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đồng thời, chính phủ thấy được những thế mạnh cũng như điểm còn hạn chế, qua đó xác định được những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi UNCAC nói riêng và đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN nói chung.

Tại hội thảo, các diễn giả có uy tín chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu về mô hình PCTN tại Việt Nam hiện nay thuộc 4 nhóm chủ đề là: Mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan PCTN; hoạt động phòng ngừa tham nhũng trong mua sắm công và quản lý tài chính công; sự tham gia của xã hội trong công tác PCTN; các biện pháp phòng ngừa xung đột lợi ích.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về những điểm mạnh cũng như điểm còn hạn chế trong hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam. Qua đó, đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế, thiếu sót nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về  PCTN tiến tới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của UNCAC.

Hoàng Long

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm