Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 10/05/2022 - 21:47
(Thanh tra) - Ngày 10/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Bà Trần Thị Vân - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết, ý kiến góp ý của các đại biểu sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp chuyển tới cơ quan soạn thảo và có ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Ảnh: N.N
Luật Thanh tra năm 2010 sau hơn 10 năm triển khai thực hiện đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực.
Qua quá trình thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới…
Việc sửa đổi Luật Thanh tra 2010 là cần thiết nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và PCTN, tiêu cực.
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 chương và 116 điều, quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra Nhà nước. Chương I về những quy định chung (9 điều); Chương II về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra (27 điều); Chương III về thanh tra viên (6 điều); Chương IV về hoạt động thanh tra (57 điều); Chương V về thực hiện kết luận thanh tra (6 điều); Chương VI về phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra (5 điều); Chương VII về điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra (3 điều); Chương VIII về điều khoản thi hành (3 điều).
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, kiến nghị một số nội dung quy định về chức năng nhiệm vụ của thanh tra cấp sở; quy định về tiêu chuẩn, bổ nhiệm về thanh tra viên chính; việc xử lý chồng chéo về quyền hạn của các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra…
Các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng có tính thống nhất cao giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, với chức năng nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, tiêu cực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tiếp tục kế thừa có chọn lọc các quy định của Luật Thanh tra hiện hành đang thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
Nhiều đại biểu nêu ý kiến nên bổ sung giải thích thêm thuật ngữ “quyết định thanh tra” để đảm bảo sự thống nhất cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật; nên bỏ Điều 7 trong Dự thảo vì trùng lặp với các quy định tại các điều 88, 95, 96 của Chương IV và Điều 103 của Chương V.
Đồng thời, các đại biểu cũng nhất trí việc không quy định về thanh tra nhân dân trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), bởi hình thức hoạt động của ban thanh tra nhân dân thông qua giám sát, cơ bản khác với hình thức hoạt động của cơ quan thanh tra.
Thanh tra nhân dân gắn với thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, do vậy nội dung trên nên được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đáng lưu ý, các đại biểu cũng đề nghị, tiếp tục duy trì thanh tra cấp huyện như hiện nay vì tổ chức thanh tra hành chính ở cấp huyện đã được hình thành và hoạt động lâu dài với chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện về công tác thanh tra, PCTN, tiêu cực, tiếp công dân.
Nếu bỏ thanh tra cấp huyện thì chức năng, nhiệm vụ của thanh tra huyện sẽ chuyển giao cho thanh tra tỉnh. Đây sẽ là gánh nặng lớn của Thanh tra tỉnh khi chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra ngày càng tăng lên.
Cho ý kiến tại hội nghị, đại diện Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đề nghị, Luật Thanh tra (sửa đổi) quy định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành nhằm tránh chồng chéo.
Đồng thời, trong Luật Thanh tra (sửa đổi) chưa phân định rõ thanh tra và kiểm tra như chưa nêu được sự khác biệt, phân biệt ranh giới, quy trình, thủ tục giữa thanh tra và kiểm tra.
“Cần bổ sung khoản 15, Điều 2 trong Chương I về khái niệm và báo cáo kết quả thanh tra; xem lại quy định về đối tượng thanh tra nêu tại khoản 9, Điều 2, vì trên thực tế thanh tra thường liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong quy định chỉ nêu cơ quan chủ quản” - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đề nghị.
Kết luận hội nghị, bà Trần Thị Vân - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết, ý kiến góp ý của các đại biểu sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu, tổng hợp chuyển tới cơ quan soạn thảo và có ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh